Ngẩn ngơ ngắm Sài Gòn tháng 3 được nhuộm hồng cả một góc trời mộng mơ!
Có lẽ, sẽ chẳng còn thời khắc nào trong năm mà những ngã đường đổ về trung tâm Sài Gòn lại đẹp nao lòng đến như vậy nữa!
Có lẽ, sẽ chẳng còn thời khắc nào trong năm mà những ngã đường đổ về trung tâm Sài Gòn lại đẹp nao lòng đến như vậy nữa!
Mẩu chuyện nhỏ xíu xiu từ 3 con người nhỏ bé ta vẫn bắt gặp hằng ngày, 3 tấm lòng tử tế theo những cách khác nhau, đủ khiến chúng ta ấm áp, mỉm cười thật tươi vì đời còn lắm người dưng lo chuyện bao đồng cho nhau.
Không nhận được sự đồng cảm như những căn bệnh khác, rất nhiều bệnh nhân có H phải chịu sự ghẻ lạnh, kỳ thị của cộng đồng và thậm chí là ruồng bỏ từ chính gia đình. Thấu hiểu được nỗi khắc khổ này, hơn 10 năm nay, anh Phong vẫn miệt mài tâm huyết giúp đỡ hàng ngàn bệnh nhân như họ.
"Chú chẳng sợ mất ngược lại còn mừng, sách mà, người ta có lấy thì cũng là để truyền giao cho nhiều người khác, càng nhiều người được tiếp cận thì xã hội càng tốt đẹp hơn", chú Nguyễn Ngọc Cần - chủ tiệm sách miễn phí chia sẻ.
Đã hơn 18 năm nay, người mê sách vẫn hay tới lui tiệm sách cũ của bà giáo già nằm một góc ven đường Phạm Văn Chiêu (Gò Vấp) để tìm mua ký ức tuổi thơ với giá "chẳng thể rẻ hơn", kèm theo là tất cả sự thân thiện hào sảng của người bán.
“Người xin thêm chút rau, chút mắm, nước cốt dừa, mè… cứ nói là dì cho hết. Còn thiếu tiền hôm khác quay lại trả, quên rồi thì thôi. Kệ đi, tiền bạc quan trọng gì đâu, miễn người ta ăn ngon, vui mà ghé hoài là dì Gái mừng rồi…”.
Một ngày nọ, giữa con hẻm xíu xiu Sài Gòn đã bày thêm chiếc lồng đèn giấy, con lân đỏ, mâm cỗ đầy… và tiếng trống giòn giã như mời gọi tụi con nít đến chung vui. Chúng lại lon ton nối đuôi nhau đi rước đèn, nụ cười lấp lánh dưới trăng. Lâu lắm rồi, một mùa Trung xưa cũ lại ùa về.
Thấm thoắt gần 20 năm nay, đều đặn 8h sáng, cụ Bức lại đón chuyến xe buýt từ Bình Dương ngược lên Sài Gòn, ngồi bán từng món đồ chén dĩa. Mỗi món chỉ 5-10 nghìn đồng nhưng đó là phần tiền để cụ nuôi thân già, người con bị ung thư và cả đứa cháu khờ.
Tự nhận mình là “nhà thơ hoa sen”, hơn nửa đời ông Xuân đã chọn cách sống của một lão tử, tách biệt khỏi thế giới hiện đại. Căn nhà tềnh toàng, chiếc giường ọp ẹp bằng đôi xe đẩy lót các-tông, uống nước mưa và ăn quả trên cây… Ở tuổi xế chiều, ông vẫn an yên bầu bạn cùng vần thơ và sen hồng.
Với những vật nhặt lại từ rác thải, chú Tống Văn Thơm (68 tuổi) đã chế tạo ra chiếc bình chữa cháy, đôi hộp thuốc, bộ đồ sửa xe và cả cái còi báo hiệu kêu te te… Cứ vậy, hơn 10 năm nay, vừa hành nghề nhặt rác, chú Thơm còn cứu nguy cho nhiều người gặp nạn trên đường.
Không máu mủ ruột rà, không mang nặng đẻ đau, nhưng người phụ nữ 68 tuổi ấy đã có hơn nửa đời chăm sóc cho hơn trăm đứa con. Tất cả, dù bệnh tật, dù nghèo khó… đều may mắn được má Năm nuôi nấng hết lòng.
Gần nửa thế kỷ, nồi cháo huyết 5k, không bàn, không bảng, không hiệu,… của chị Tư vẫn là điểm đến thân quen cho người Sài Gòn sáng tinh mơ thèm ấm bụng. Bởi Tư nào chỉ bán cháo, Tư còn bán nụ cười, bán cả tình nghĩa thơm tho nữa.
4h chiều, gặp ông lão trong một ngày nắng đã hanh hanh. Vẫn áo sơ-mi trắng bay màu cháo lòng, đôi dép lào, chiếc quần tây, đứng ở ngã tư Hậu Giang (Q.6, TP.HCM) vẫy cọc vé số: Vé số đi, vé số chiều xổ cô ơi!
Cuộc sống của gia đình chị Thúy và anh Sơn đều nhờ vào chiếc xe bán bánh tráng trước cổng trường Đại học Sài Gòn ngay đường Tôn Đức Thắng.
Người ta không biết chò nâu có tự bao giờ, vì sao lại được ưu ái trồng ở những nẻo đường trung tâm thành phố này. Họ chỉ biết: Chò nâu là của Sài Gòn và thuộc riêng Sài Gòn mà thôi!
Sài Gòn dễ sống, chỉ cần chịu khó là được. Người Sài Gòn dễ chơi, chỉ cần cái tình, cái nghĩa là xong. Và Sài Gòn dễ thương, bởi người ta cứ bận sống tử tế với nhau cả một đời.
Sáng 30 Tết - buổi sáng cuối cùng của năm, khi nhiều người tha phương đã kịp đón xe trở về quê nhà, cũng là lúc Sài Gòn được trả lại sự bình yên đúng điệu. Lâu lắm rồi, mới thấy thành phố này là của riêng người Sài Gòn mà thôi.
Trong năm, ga Sài Gòn đi muôn ngả Bắc - Nam nhưng chỉ có duy chuyến tàu Tết là đặc biệt nhất. Vì chuyến này không phải chuyến đi mà là chuyến trở về trên bến quê hương!
Người Sài Gòn giản dị, gần gũi… nên cho dù Sài Gòn có khói bụi, có kẹt xe thì nhiều người vẫn yêu nơi này quá đỗi.