Các quốc gia này được ngăn cách với nhau không phải là con đường lát nhựa và cảnh sát tuần tra như thường thấy, mà đường biên giới lại được hình thành từ sông, núi và băng tuyết.
Khi nhắc đến biên giới, hẳn bạn sẽ chỉ nghĩ đến hình ảnh cánh cổng chào có ngôn ngữ hai nước, xuất trình hộ chiếu tại cửa kiểm soát trên con đường dài trải nhựa. Vậy thì bạn nên tìm hiểu 12 đường biên giới tự nhiên dưới đây để khám phá sự kỳ diệu và thú vị của thiên nhiên, để từ đó con người tận dụng thành đường xác định vùng lãnh thổ quốc gia độc nhất vô nhị.
Đường biên giới giữa Đức và Cộng hòa Séc là một vách đá sừng sững với khung cảnh vô cùng ấn tượng chắn chắn nên nằm trong danh sách khám phá nếu bạn đặt chân đến Châu Âu.
Chỉ cần trượt dọc theo con dốc này là bạn đang đi giữa hai nước Na-uy và Thụy Điển.
Brazil và Uruguay chỉ cách nhau một vỉa hè như thế này thôi: ngay phía tay trái là Brazil, còn phía tay phải là Uruguay.
Lãnh thổ Trung Quốc và Nepal được phân định bằng đường biên giới chạy ngay qua đỉnh Everest.
Bạn thậm chí còn có thể chơi golf ngay tại cột mốc biên giới Phần Lan - Thụy Điển.
Biên giới giữa Nga và Mỹ được xác định bởi một hòn đảo nằm cách Chukotka và Alaska chỉ 35 km. Tuy gần là vậy nhưng múi giờ chênh lệch nhau đến 21 tiếng !
Ngồi trong nhà hàng tại thị trấn Derby Line , bạn sẽ có cơ hội bước chân ngay trên biên giới Mỹ - Canada chạy xuyên qua căn nhà này.
Chú cá khổng lồ này đang “bơi” ngang qua biên giới Ba Lan và Ukraine.
Bạn có thể hẹn cafe tại Hà Lan rồi bước một chân là sang đến đất Bỉ.
Đây không phải là con sông bình thường mà lại là biên giới tự nhiên độc đáo giữa ba nước: Argentina (bên trái) — Brazil (bên phải) — Paraguay (chính giữa).
Đường biên giới Đức và Hà Lan lại chỉ là nét vạch bằng kim loại trong trung tâm thương mại Eurode. Cho dù hộp thư nằm ngay tại vị trí “đắc địa” như thế này nhưng phải mất một tuần phía bên kia mới nhận được thư.
Có lẽ không có đường biên giới nào “độc” hơn hai con khủng long đang hôn nhau trên đường biên giới Trung Quốc - Mông Cổ.
Trước khi vướng ồn ào vì bị nghi có liên quan đến việc sử dụng chất cấm, An Tây từng tiết lộ điều khiến cô tiếc nuối nhất sau hơn 20 năm sống ở Việt Nam.