Mỗi cá thể đều được “lập trình” để duy trì các tương tác giữa người với người, do đó, khi sự tương tác này mất đi, cảm giác trống vắng là điều không thể tránh khỏi. Nhu cầu tiếp xúc ngày càng tăng và có thể gây lo lắng, hoang mang. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng sau khi chia tay, chúng ta có thể nhận thấy phản ứng ở bộ phận kiểm soát nỗi buồn và bộ phận đáp lại nỗi đau về thể chất của não bộ.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi chia tay, con người sẽ nhận được các tín hiệu thần kinh liên quan đến nỗi đau thể chất. Với nỗi đau sau chia tay, các tín hiệu có thể biến thành nỗi khó chịu thực sự. Trong trường hợp này, đau ngực là một trong những biểu hiện rõ nhất.
Ngoài các biểu hiện như đau buồn, nhớ nhung, hay suy nghĩ dẫn tới trầm cảm, một trong những phản ứng dễ thấy ở người sau chia tay là vấn đề về da. Trong trường hợp này, hormone căng thẳng cảng khiến tình tình tệ hơn, khiến da gặp nhiều vấn đề như nổi mụn hay thậm chí là cả rụng tóc.
Với tâm trạng chán nản, thất thần hay đau buồn, con người thường có xu hướng dễ tổn thương hơn bình thường. Ngoài ra, vì stress nặng, chúng ta còn có thể cảm nhận những cơn co thắt xuất hiện nhiều hơn, gây đau mỏi cơ ở nhiều phần khác nhau trên cơ thể.
Sau khi “đường ai nấy đi”, không ít người có cảm giác thèm ăn không kiểm soát. Về lâu dài, tình trạng này dẫn đến việc thừa cân, béo phì. Do căng thẳng, các tế báo trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin, cơ thể bắt đầu tiết ra insulin nhiều hơn và đẩy nhanh quá trình tích tụ chất béo. Tăng cân cũng có thể liên quan đến việc mất ngủ và ít tập thể dục.