Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

'Đam mê dạy học bị bòn rút không vì tiền bạc mà bởi phụ huynh' - Tâm sự gây bão cộng đồng mạng của một cô giáo

Phụ huynh đổ lỗi cho giáo dục, cho giáo viên của con mình, nhưng liệu họ đã nhìn lại chính bản thân mình chưa?

Mặc dù đây mới là năm thứ hai đi dạy, Marburger chia sẻ, cô có thể dự đoán được những điều tồi tệ sẽ diễn ra sắp tới trong sự nghiệp của mình nếu vẫn tiếp tục con đường gõ đầu trẻ.

Bức thư của Marburger, giáo viên lớp 6 trường Trung học Cedar Creek nhanh chóng khiến cộng đồng mạng dậy sóng khi đánh thẳng vào những khuyết điểm của các bậc phụ huynh.

Trong bài chia sẻ của mình, cô đề cập đến vấn đề gần một nửa học sinh đã trượt vì không nộp bài
luận. Khi cô thông báo việc này cho gia đình trong báo cáo tiến độ hằng tuần, cô đã không nhận
được phản hồi. Chỉ đến khi những con điểm liệt bị đưa vào học bạ thì các bậc phụ huynh mới
giận dữ ra mặt. Sau đó, có những bậc cha mẹ coi thường trách nhiệm của cô ấy, họ miệt thị cô và nghĩ rằng cô không làm tròn trách nhiệm giúp con họ tốt hơn.

Cô Marburger

“Tôi có lẽ sẽ dành ra cả tuần tiếp theo để thực hiện các cuộc gọi và email cho những bậc phụ huynh đang tức giận muốn biết vì sao tôi đánh rớt con của họ. Phụ huynh học sinh đã trở nên quá thiếu tôn trọng, và con cái của họ thậm chí còn tệ hơn.

Tôi đăng kèm những bức ảnh chụp lớp học trong hai ngày. Nhiều món đồ bị hư hỏng hoặc bị phá hoại bởi học sinh là tài sản cá nhân, do tôi tự bỏ tiền túi ra mua bởi không có ngân sách cho lớp học. Một phụ huynh nghĩ rằng việc tôi bắt con trai họ phải chịu trách nhiệm với hành vi phá hoại của mình là sai trái, và họ đã nói chuyện với tôi rất thô lỗ trước mặt học sinh đó.

Cô Margurger đã trải lòng với cảm xúc hoàn toàn bất lực với thực trạng tồi tệ của học sinh và phụ huynh cô phải gặp mỗi ngày.

Khi tôi nhắc nhở việc trẻ không làm bài tập về nhà suốt nhiều tháng, phụ huynh không hề bận tâm. Nhưng đến cuối kỳ, khi đánh giá gần một nửa số học sinh không đạt, tôi phải nhận những cuộc gọi và email từ phụ huynh, hỏi tại sao lại đánh trượt con họ. Lãnh đạo trường cũng sẽ yêu cầu tôi giải thích tại sao lại để cho nhiều em có kết quả kém mà không hỗ trợ, dù thực tế cô đã làm mọi thứ. Đó là chuyện thường xuyên xảy ra vào cuối mỗi kỳ học.

Tôi chưa từng thấy một nghề nào mà ở đó người ta dốc hết trái tim và tâm hồn vào công việc, bớt xén thời gian dành cho gia đình và được trả một khoản tiền rẻ mạt như thế. Giáo viên thuộc nhóm những người tử tế và sẵn sàng cho đi, nhưng họ phải nhận sự đối xử thiếu tôn trọng về mọi mặt.

Hầu hết phụ huynh không thể chịu nổi khi phải dành vài tiếng mỗi ngày với trẻ, nhưng chúng tôi dành đến 8 tiếng với con của họ và 140 đứa trẻ khác. Đòi hỏi một cuộc trò chuyện lịch sự và thái độ nhã nhặn với học sinh có phải là quá nhiều hay không?

Việc phụ huynh nuông chiều con cái của họ “đang lan rộng trong xã hội như cháy rừng”. Điều đó sẽ khiến những đứa trẻ trở nên hư hỏng và mất kiểm soát hơn khi ta luôn đồng ý mọi việc với chúng. Yêu thương con bằng cách nuông chiều hết mực sẽ không giúp chúng có được một cuộc
sống thành công và hạnh phúc như mọi người vẫn nghĩ. Nếu việc ngược đãi giáo viên không dừng lại, sẽ có một cuộc khủng hoảng nghề giáo ở đất nước này.

Nhiều người sẽ nói rằng tôi không nên đăng những nội dung như thế trên mạng xã hội. Nhưng tôi không quan tâm nữa. Đam mê dành cho công việc mà tôi từng nuôi dưỡng trong nhiều năm “đã bị vắt kiệt hoàn toàn”. Đây là tiếng nói của lý trí. Mọi chuyện đã kết thúc!”

Tài sản cá nhân của giáo viên bị học sinh phá hoại.

Bài đăng của Marburger, đã được gần 300.000 lượt likes và gần 400.000 lượt chia sẻ cùng hàng ngàn bình luận bày tỏ quan điểm.

Thời điểm cô chia sẻ bài viết này cũng là lúc nhiều giáo viên ở bang Oklahoma tổ chức biểu tình bằng cách bước ra khỏi phòng học và diễu hành đến tòa Quốc hội Washington, yêu cầu được tăng lương và được cung cấp nhiều vốn hơn để hoạt động giáo dục.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Star-Telegram

Được quan tâm

Tin mới nhất
Nàng hậu 9X chia sẻ về hành trình giữ dáng 'kỳ lạ' gây tò mò