Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Con chưa nghỉ hè, nhiều phụ huynh đã sốt sắng tìm lớp học ngoại khóa

Đáng lẽ, cụm từ “nghỉ hè” phải được hiểu đúng nghĩa là khoảng thời gian cho các em thực sự được nghỉ ngơi, thư giãn thì nó lại biến thành cuộc đua của các lớp học thêm, nhồi nhét trăm thứ bà rằn cho con trẻ.

Còn gần 2 tuần nữa mới đến kỳ nghỉ hè chính thức của các em học sinh nhưng trên các diễn đàn hay câu chuyện của các ông bố bà mẹ thì câu cửa miệng đó là: Hè này cho con học ở đâu? Không nói ngoa khi không khí “phát sốt” đang chỉ đúng tâm lý của các bậc phụ huynh khi tìm kiếm các lớp học hè cho con, đặc biệt ở thành phố.

Giờ đây, việc “nghỉ hè” đã trở nên xa lạ với học sinh ở thành phố và nhường chỗ cho hai chữ “học hè” với lịch học dày đặc những môn: Ngoại ngữ, năng khiếu, luyện thi, học trước chương trình…

Trẻ em chưa đến kỳ nghỉ hè, nhưng nhiều phụ huynh đã sốt sắng lên lịch cho con em mình học thêm nhiều môn năng khiếu

Anh Hoàng Vũ Anh ở Ba Đình, Hà Nội có con năm nay lên lớp 7 cho biết: Hè này gia đình đã thống nhất đặt mục tiêu cho cậu con trai là phải đạt bằng được chứng chỉ IELTS 6.5. Đây là điều kiện bắt buộc để sau này con anh có thể làm hồ sơ du học.

Còn chị Lê Thị Thanh Hà, Thanh Xuân, Hà Nội thì lên chương trình học hè khép kín cho con: học tiếng Anh, ôn luyện toán tư duy, học thêm tiếng Trung, sau đó là một số chương trình ngoại khóa như bơi, vẽ, đàn… Chị Hà than, chắc phải thu xếp công việc ở cơ quan đến có thời gian đón đưa con: “Mong cho 3 tháng hè trôi qua nhanh chứ đi đi lại lại chắc ốm mất”.

Tâm lý bố mẹ là vậy nhưng với các em thì cũng chẳng thấy hào hứng gì. Em Trần Quốc Đạt, học sinh trường Giảng Võ ngao ngán: em xin phép bố mẹ cho về quê mấy hôm mà cũng không được vì lý do, còn vướng lịch học thêm. Tưởng hè được ngủ nướng cho bõ những ngày cày sách vở trong năm học thì hè đến nhìn thời khóa biểu bố mẹ xếp cho mà phát khóc.

Nhưng thực sự em và bạn bè thường nói chuyện với nhau là ao ước được ngủ dậy muộn một chút hoặc chỉ vài ngày thôi xả hơi ở quê. Nhưng chẳng biết đến bao giờ ước mơ đó mới thành hiện thực khi mà còn bao nhiêu năm học và kỳ thi ở phía trước. Đến khi không phải học nữa thì cũng hết tuổi thơ mất rồi.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố đặt kỳ vọng vào con cái muốn bằng người thì không ít trường hợp việc bắt con học hè lại do yếu tố chạy theo trào lưu xã hội. TS Trịnh Hòa Bình, chuyên gia xã hội học, Viện Khoa học xã hội đã phân tích: Sở dĩ có việc ép con học vì nhiều cha mẹ lo sợ con mình đang bị tụt hậu so với con người khác. Dưới góc độ phân tích xã hội, tôi cho rằng, hành động ép con học vào kỳ nghỉ hè còn do yếu tố chạy theo “mốt”: con người học, con mình cũng phải học để không thua chị kém em.

1432198737_news

Không phủ nhận lợi ích của nhiều hoạt động ngoại khóa mùa hè, nhưng nếu kín hè chỉ học ngoại khóa thì nhiều trẻ em bị học quá tải

Họ nghĩ rằng, việc gửi con đến lớp học thêm là hành động “Nhất cử lưỡng tiện”, vừa quản lý con trong thời gian hè, vừa cung cấp kiến thức cho con. Thế nhưng, họ lại không nghĩ rằng, con bị ép học nhiều, kiến thức khô cứng thì khác nào đặt lên vai chúng một gánh nặng.

Từ đó, hành động “nhất cử lưỡng tiện” sẽ biến thành “nhất cử lưỡng hại”. Cách học mà chơi của trẻ em một số nước nên được áp dụng. Đừng lấy mất khoảng thời gian được vui chơi- quyền mà chúng được hưởng.

Đáng lưu ý, các chuyên gia cảnh báo, việc học quá tải này dễ dẫn đến việc trẻ bị trầm cảm, học kém đi, thậm chí bị tâm thần… Chẳng thế mà có những câu chuyện cười ra nước mắt khi đi có em dự thi Olympic quốc tế đoạt giải nhưng thi trượt tốt nghiệp. Sở dĩ có kết quả như vậy vì phương pháp học sai, đầu tư không đúng, học lệch, thiên về môn chuyên nhiều quá.

Nhiều cha mẹ thanh minh, họ chỉ cho con đi học những môn ngoại khóa như nhạc, vẽ, múa… thì sao gọi là gây áp lực cho con được. Nhưng xin thưa, nếu con bạn thực sự thấy thoải mái, vui vẻ và hào hứng theo học các môn đó thì đúng là chúng đã có tìm được sự giải tỏa căng thẳng trong học hành.

Sân chơi dành cho trẻ hiện nay không có nhiều, việc đến các lớp học kiểu này sẽ khiến các cháu hoạt bát, lanh lợi, giống hình thức những buổi học ngoại khóa. Phát triển những kiến thức và kỹ năng tư duy là một việc làm cần thiết để con trẻ phát triển toàn diện.

trai-nghiem-cung-vui-hoc-he-seameo-retrac-2014

Mùa hè đến là dịp các trung tâm đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em mở lớp, chiêu sinh ào ạt khiến nhiều bậc phụ huynh khó chối từ.

Nhưng nếu việc học các môn ngoại khóa này lại chăm chăm cầu toàn với ý nghĩ biến trẻ thành họa sĩ, ca sĩ thì điều đó chẳng khác nào áp lực bắt chúng học các môn văn hóa. Các bậc cha mẹ nếu cứ còn áp dụng lối dạy dỗ kiểu nhồi nhét thì vô hình chung đã biến con em mình vào việc học gạo, học một cách vô thức.

Dưới góc độ nghiên cứu tâm lý, việc ép các cháu học nhiều quá khiến trẻ học dốt hơn chẳng khác nào “mưa quá hóa mù”. Bộ não con người cũng như một chiếc máy, nó cần nghỉ ngơi để thư giãn, tái tạo năng lượng, và đầu tư để sáng tạo. Nếu bắt bộ não tiếp nhận quá nhiều thông tin trong thời gian liên tục, “máy” sẽ treo, ảnh hưởng thần kinh là điều dễ nhận thấy nhất.

Lời khuyên của cá nhân tôi, nên cho trẻ em nghỉ một cách tích cực, đừng nghĩ nghỉ ngơi là nằm ườn trên giường, không hoạt động gì. Hãy tạo cho trẻ cảm thấy hứng thú với các môn học, nếu chúng thoải mái, chúng sẽ dễ dàng ôn tập và tiếp thu sáng tạo kiến thức đó.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Nàng hậu 9X chia sẻ về hành trình giữ dáng 'kỳ lạ' gây tò mò