Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Gương mặt thương hiệu

CEO Phan Nguyễn Tấn Huy tiết lộ 3 cách đầu tư tài chính cho người không thích rủi ro

Chứng khoán, bất động sản hay gửi tiết kiệm đều là những hình thức đầu tư tài chính được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên để đầu tư hiệu quả, bạn cần có những chiến lược phù hợp.

Đầu tư tài chính là một hình thức đầu tư thông qua việc mua bán chứng khoán, bất động sản hay các công cụ tài chính khác để tìm kiếm lợi nhuận. Mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm riêng, chính vì vậy, không phải ai cũng phù hợp để đầu tư vào lĩnh vực này. 

CEO Phan Nguyễn Tấn Huy tiết lộ 3 cách đầu tư tài chính cho người không thích rủi ro Ảnh 1
CEO, chuyên gia Phan Nguyễn Tấn Huy chia sẻ bí quyết đầu tư an toàn

Điều này không có nghĩa, đây là một khoản đầu tư mạo hiểm mà chúng ta nên bỏ qua. Chuyên gia, CEO Phan Nguyễn Tấn Huy đã tiết lộ 3 cách đầu tư tài chính hiệu quả cho những người không thích rủi ro. 

1. Phân chia nguồn vốn hợp lý

Bất kì lĩnh vực đầu tư tài chính nào cũng đều có thể mang lại lợi nhuận cao, vì vậy nó tạo nên một sự “cám dỗ” khó cưỡng khiến nhiều người đổ rất nhiều vốn với hy vọng trở thành triệu phú sau một đêm. Nhưng thực tế cho thấy rất ít những khoản đầu tư đó thành công và kiếm ra tiền.

CEO Phan Nguyễn Tấn Huy tiết lộ 3 cách đầu tư tài chính cho người không thích rủi ro Ảnh 2
Đa dạng danh mục đầu tư để tránh mạo hiểm

CEO Phan Nguyễn Tấn Huy chia sẻ để đầu tư an toàn bạn nên chia nhỏ số vốn vào nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau, không nên “dồn hết trứng vào một giỏ”. Đa dạng hóa các hạng mục đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi sẽ làm giảm nguy cơ bị thua lỗ. 

Hoạt động đầu tư tài chính dù qua hình thức nào cũng đều tiềm ẩn rủi ro. Trong khi đó mục đích của các nhà đầu tư đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, phân chia nguồn vốn hợp lý, đa dạng hóa đầu tư sẽ là một biện pháp đảm bảo sự hoạt động ổn định, ít rủi ro hơn cho các nhà đầu tư có “khẩu vị” an toàn. 

2. Cân nhắc đầu tư vào chứng khoán 

Mặc dù hiện nay, thị trường chứng khoán đang có nhiều biến động nhưng đây vẫn là kênh đầu tư thu hút được đông đảo mọi người tham gia do cách thức tham gia khá đơn giản. Bên cạnh đó, chứng khoán cũng có ưu điểm là tính thanh khoản cao, người đầu tư có thể linh hoạt mua bán để thu hồi vốn.

CEO Phan Nguyễn Tấn Huy tiết lộ 3 cách đầu tư tài chính cho người không thích rủi ro Ảnh 3
Chứng khoán là kênh đầu tư nên cân nhắc

Để đầu tư chứng khoán an toàn thì CEO Phan Nguyễn Tấn Huy khuyên bạn nên xây dựng một danh sách đầu tư từ 10 - 50 cổ phiếu Blue chips vì đây là những công ty có tình hình kinh doanh tốt, dẫn đầu thị trường đặc biệt là rất an toàn có thể mang lại lợi nhuận cho người tham gia ngay cả khi thị trường có những sự biến động. 

Bên cạnh đó, anh cũng khuyên mọi người nên nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài hạn, tránh nóng vội mua bán. Hãy giữ vững tâm lý ngay cả khi thị trường có những điều chỉnh không khả quan có thể kéo dài hằng tháng cho đến cả năm.

3. Nâng cao kiến thức thực tế

Theo CEO Phan Nguyễn Tấn Huy dù bạn đầu tư ở lĩnh vực nào cũng cần phải trang bị kiến thức thực tế. Mọi người thường cho rằng, đầu tư tài chính chỉ là “tiền từ túi người này chuyển sang túi người khác”. Quả thực trong lĩnh vực này có rất nhiều người mua bán may rủi mà không quan tâm tới thông tin, tình hình kinh doanh, thậm chí lý do vì sao mua bán cũng không biết.Vì vậy, họ vô tình làm giàu cho những người đầu tư nghiêm túc và kiến thức. 

CEO Phan Nguyễn Tấn Huy tiết lộ 3 cách đầu tư tài chính cho người không thích rủi ro Ảnh 4
Luôn học hỏi, nâng cao kiến thức thực tế sẽ giúp bạn an tâm đầu tư

Trong đầu tư sẽ có được, mất nhưng tương lai đầu tư mảng tài chính vẫn được xem là khoản đầu tư tiềm năng. Vì vậy, bạn cần phải học hỏi thêm kiến thức thực tế, trang bị thêm kỹ năng nghiên cứu, hiểu từng danh mục là gì, công nghệ ra sao. Điều đó giúp bạn an tâm các hạng mục đầu tư và đủ sức đi đường dài với nó. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết T.H

Tin mới nhất
iPhone 18 có thể sử dụng chip A20 do Intel sản xuất
Di Động Việt: Hình thức mua hàng trả chậm không mới