Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Điểm gây tiếc nuối trong phim tài liệu của Mỹ Tâm

Tôn Nghệ Trân Theo dõi Saostar trên google news

Phim tài liệu đầu tay của Mỹ Tâm nhận nhiều đánh giá của giới chuyên môn và đồng nghiệp.

Phim tài liệu Người Giữ Thời Gian: Tri Âm của Mỹ Tâm sẽ ra mắt vào thứ 7 (8/4) tới. Sau suất chiếu sớm dành cho các chuyên gia, các đơn vị truyền thông báo chí, phim nhận về nhiều đánh giá tích cực và được xem như một dự án truyền cảm hứng. Mới đây, nhà phê bình Lucas Luân Nguyễn đã có những đánh giá tổng quan về phim, đồng thời chỉ ra những điều khiến anh cảm thấy tiếc nuối và có thể cải thiện để dự án trở nên chỉn chu hơn.

Điểm gây tiếc nuối trong phim tài liệu của Mỹ Tâm Ảnh 1

Phim tài liệu Người Giữ Thời Gian: Tri Âm là dự án tâm huyết của Mỹ Tâm, xoay quanh hành trình thực hiện các liveshow ca nhạc cùng những nỗi trăn trở của cô trong suốt chặng đường làm nghệ thuật. Phim dài 106 phút do chính Mỹ Tâm, kết hợp cùng đạo diễn Tạ Nguyên Hiệp. Phim sẽ được ra mắt tại các cụm rạp trên toàn quốc từ ngày 8/4 với nhãn P - phù hợp với khán giả ở mọi độ tuổi.

Điểm gây tiếc nuối trong phim tài liệu của Mỹ Tâm Ảnh 2
Mỹ Tâm khóc trong vòng tay gia đình, đồng nghiệp và người hâm mộ sau khi công chiếu phim (Ảnh: Facebook Mỹ Tâm).

Sau buổi ra mắt, công chiếu cho báo giới và đồng nghiệp thưởng thức vào ngày 6/4 vừa qua, phim nhận về nhiều lời khen “có cánh” vì sự chỉn chu, gần gũi, khắc họa rõ nét hình ảnh huyền thoại âm nhạc Việt Nam - Mỹ Tâm. Trong hành trình “cháy” hết mình vì âm nhạc, Mỹ Tâm vẫn có những giai đoạn đau khổ, cảm giác mình cô đơn cùng cực. Sau tất cả, cô đã thực sự chạm tay đến hào quang của người ca sỹ - coi sân khấu là nhà, khán giả là người thân của mình. Nhiều đồng nghiệp đã dành lời khen không ngớt cho Mỹ Tâm, trong đó có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, MC Nguyên Khang, Lý Hải - Minh Hà, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng,...

Điểm gây tiếc nuối trong phim tài liệu của Mỹ Tâm Ảnh 3

Là một trong những người đầu tiên được thưởng thức phim tài liệu của Mỹ Tâm, nhà phê bình phim Lucas Luân Nguyễn đã có những đánh giá khách quan về đứa con tinh thần mới của cô. Theo đó, anh dành lời khen cho sự chỉn chu đến từng chi tiết nhỏ của nữ ca sĩ và ê-kíp. Đồng thời, anh khẳng định đây là một bộ phim truyền cảm hứng, dành cho fan của Mỹ Tâm và khiến những người qua đường, chưa phải là fan cũng trở nên yêu mến cô.

Ngoài ra, Lucas Luân Nguyễn cũng chỉ ra những điều khiến anh tiếc nuối nhất trong phim. Theo đó, anh cho biết motif phim bị lặp lại do được chia làm 2 phần: Tri Âm Hà Nội và Sài Gòn, điều này phần nào ảnh hưởng đến cảm xúc của người xem. Bên cạnh đó, anh cũng chỉ ra chi tiết mà phim có thể cải thiện để tổng thể được hoàn thiện hơn. Cụ thể đó là việc phỏng vấn những người đã đồng hành cùng Mỹ Tâm suốt thời gian dài để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của cô.

Nguyên văn bài viết của nhà phê bình phim Lucas Luân Nguyễn:

Bạn có thấy Tâm vượt thời gian?

Trong lớp copywriting của mình, một trong những brand short film mà mình yêu thích nhất và hay cho lớp xem là của nhạc kịch The Lion King – vở nhạc kịch có tuổi đời 23 năm tại Broadway. Short film làm song song giữa hai dòng thời gian, với hai câu chuyện về khoảng cách thế hệ, và vở nhạc kịch đã giải quyết được mâu thuẫn đó để đưa đến câu tagline thật xúc động: “The show of a lifetime”. Tagline này có 2 nghĩa: show diễn để đời hoặc show diễn dài bằng một đời người.

Bởi vậy, mình rất thích cách chị Mỹ Tâm đã tiếp cận bộ phim tài liệu này như thế. Vì chị Tâm chính là “artist of a lifetime”.

Người giữ thời gian. Người vượt thời gian. Người nắm thanh xuân. Cô gái đến từ hôm qua. Đó là một thông điệp vừa rõ ràng, vừa đanh thép về sự ảnh hưởng của chị Tâm trong hơn 2 thập kỷ qua. Đó là một sự kiêu hãnh không phải nghệ sĩ Việt nào cũng có để đủ làm một phim tài liệu. Nhờ thông điệp này, bộ phim có kết cấu chắc chắn hơn và không tạo cảm giác lan man. Khi phim kết thúc, khán giả biết phim muốn truyền tải điều gì, chân dung chị Tâm là gì, chứ không phải chỉ là những behind-the-scene footage chắp vá thiếu đi tính kể chuyện.

Nhưng cái hay ở chỗ, dù kiêu hãnh và rất “oai”, vị thế chị Tâm lại xuất phát từ chính khán giả. Nói không ngoa khi phim tài liệu này dành cho fan của chị, và những ai không phải fan chị khi xem cũng sẽ thấy tấm lòng của chị dành cho fan lớn đến mức nào. Tagline “Khán giả là người thân, sân khấu là nhà” nói lên tất cả. Xem phim này mà chơi game “mỗi lần chị Tâm nói từ “fan” hay “khán giả” là phải uống 1 ly” là chết chắc, vì chị đặt khán giả làm trọng tâm hết cho sự nghiệp của mình lẫn cả trong Tri Âm concert.

Chị Tâm rất biết mình muốn làm gì với hai chữ “Tri Âm”. Người giữ thời gian, nhưng giữ cho ai? Chị Tâm giữ thời gian cho các “soulmate” của mình. Từng archival footage của những concert trước hay những footage xưa – nay đặt cạnh nhau có lẽ là phần khiến mình nổi da gà nhất lúc xem phim. Chị Tâm trong phim vừa xa mà vừa gần. Xa là bởi vị thế của chị, hào quang của chị, tính biểu tượng của chị và cả quyền lực thể hiện rất rõ qua uy quyền của chị với ekip. Gần là bởi chị biết cách thu ngắn khoản cách của mình với ekip, với những người xung quanh, để từ đó thiết lập sự gần gũi với chính người xem.

Trong phim tài liệu âm nhạc, khi rất khó để xây một nhân vật từ đầu chí cuối để tạo nên sự phát triển, thì những thay đổi lớn nhất để khiến khả giả yêu, khán giả thích chân dung người nghệ sĩ chính là 2 persona khác nhau của họ - persona con người và persona nghệ sĩ. Phim dung hoà được hai yếu tố này để vẽ nên một Mỹ Tâm “to the moon” – mơ cao, nghĩ xa, bay bổng nhưng cũng rất “down to earth” – sẵn sàng quỳ gối dập đầu xuống đất để cảm ơn ekip, cảm ơn khán giả. Mình vô cùng thích cảnh chị Tâm làm việc với các nhân viên an ninh. Bằng một giọng đanh thép và uy quyền, chị mong muốn tổ an ninh không được có hành vi hung hăng, không được nhăn mặt, la lối hay làm phật lòng khán giả. Đó chính là giây phút hiếm hoi mà sự uy quyền và cả tính thân mật được bộc lộ một cách rất rõ rệt.

Điều mình tiếc nhất là vì phim chia ra làm 2 phần: Tri Âm Sài Gòn và Tri Âm Hà Nội, nên motif bị lặp lại ít nhiều. Bởi tất cả mọi gian khổ và mọi quả ngọt đều đã được showcase quá nhiều ở phần đầu. Nó truyền cảm hứng và giàu năng lượng đến mức khi Tri Âm Sài Gòn khép lại, mình đã tưởng phim hết. Vì lẽ đó mà sức nặng của hành trình và của thông điệp không có sự cân xứng.

Một điều có thể cải thiện nữa để làm rõ thông điệp Người giữ thời gian hơn là nên có nhiều phỏng vấn với những người bình thường, người hâm mộ, fan. Cả bộ phim đều là góc nhìn từ chị Tâm và ekip mà hiếm có phía ngược lại. Nếu cài cắm một vài fan xuyên suốt phim (những fan lâu năm nhất, hoặc trưởng FC), chúng ta sẽ thấy rất rõ sự ảnh hưởng của người nghệ sĩ lên khán giả của họ, và khán giả của họ quyết tâm đi cùng họ theo năm tháng như thế nào.

Nhìn chung đây là một bộ phim rất đã, rất truyền cảm hứng! Một phim mà xem rồi thì chỉ có yêu chị Tâm hơn. Gì thì gì, concert documentary quan trọng nhất vẫn phải là âm thanh và âm nhạc, thì phần này phim làm quá đẹp. Từng ký ức về Tri Âm thật sự sống dậy trong mình khi từng ca khúc được vang lên. Phải thật sự dành lời khen cho ekip đã quay lại được những footage của concert quá đẹp, quá hoành tráng và dựng lên những màn trình diễn vô cùng spectacular trong phim. Đây mới chính là một concert documentary thật sự của Việt Nam!

Nguồn: Facebook Lucas Luân Nguyễn.

Xem thêm tại: Lý Hải, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói gì về dự án phim tài liệu của Mỹ Tâm?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tôn Nghệ Trân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Nàng hậu 9X chia sẻ về hành trình giữ dáng 'kỳ lạ' gây tò mò