5. Oldboy (2013)
Ngoài việc tuân thủ đúng mạch truyện của nguyên tác, các nhà sản xuất bộ phim Oldboy (2013) đã quyết định tạo ra một cú đột phá cho phiên bản remake này. Cụ thể trong tình tiết phim, thay vì sử dụng phương pháp thôi miên để xóa bỏ kí ức về gia đình, Joe lại chọn cách tự giam bản thân mình trong căn ngục tối tăm để tự kiểm điểm bản thân và đổi lấy những viên kim cương gã lấy từ chỗ Adrian. Với mong muốn trở thành một vị phụ huynh tốt, gã đã ném tiền cho tên quản giáo và nhờ tên quản giáo chuyển số kim cương cho cô con gái của mình. Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng đó cũng là một giải pháp, đúng không?
Trailer bộ phim “Oldboy” (2013).
Có vẻ như mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ, tuy nhiên vẫn còn một nhân vật để lại nhiều khúc mắc: Sam Jackson. Vị quản giáo này được Joe tin tưởng giao nhiệm vụ mang kim cương đến cho con gái, nhưng liệu hắn có phải là loại người hai mặt? Dựa trên tình cảnh hiện tại, Joe hoàn toàn suy yếu và không thể nhấc nổi một ngón tay, còn con gái của gã, Marie, lại thuộc loại liễu yếu đào tơ (bằng chứng là tên quản giáo suýt cưỡng hiếp Marie ở đầu phim). Nếu chẳng may Sam nổi lòng tham, phản bội Joe thì câu chuyện sẽ rẽ sang một chiều hướng khác.
Bộ đôi đạo diễn của Inside Llweyn Davis không chỉ có lòng gan dạ, không ngại thử thách khó khăn mà còn có được sự ủng hộ đông đảo từ những người xung quanh dành cho sự nghiệp làm phim của họ. Thế nhưng đối với Inside Llewyn Davis, mọi thứ lại là một câu chuyện khác. Nguồn cơn của sự ghẻ lạnh dành cho bộ phim này có lẽ đến từ cái kết quá đỗi mơ hồ.
Trailer bộ phim “Inside Llewyn Davis”.
“Llewyn Davis nhận nuôi một con mèo, khiến bạn gái của bạn có thai, quá giang đến Chicago, thất bại trong một buổi thử giọng, gặp vấn đề trong việc mua bán bản quyền đĩa đơn, đâm đầu vào sự nghiệp âm nhạc. Và gã quyết định kết thúc bộ phim bằng việc bị tẩn một trận no đòn bởi một bóng đen vô danh.” - đó là toàn bộ lời kể của một khán giả khó tính về nam chính trong phim.
Llewyn Davis là một người khó hiểu, lập dị nhưng không kém phần độc đáo. Gã đã bị đánh tơi tả chỉ vì lỡ mồm đánh giá thấp màn trình diễn của một bà cô ở Gaslight. Chính khoảnh khắc đó đã khiến cả bộ phim mất đi giá trị vốn có. Llewyn sẽ tiếp tục sống trong cô độc và nỗi thất vọng vô biên. Một bộ phim quá đỗi nhạt nhẽo và rỗng tuếch.
3. Surrogates
Bộ phim khoa học viễn tưởng Surrogates của nam diễn viên Bruce Willis đã đạt được nhiều thành công vang dội vào năm 2009 nhờ vào lượng khán giả đông đảo và truyền thông mạnh mẽ. Tuy nhiên, bộ phim này lại sở hữu một kịch bản rối ren, khiến không ít khán giả phải đau đầu, tự hỏi về thế giới mà chúng ta đang sống và sự phát triển không ngừng của công nghệ.
Câu chuyện được lấy bối cảnh ở thế giới tương lai trong thời đại “thay thế” khi loài người dành phần lớn thời gian ở bên ngoài và bị điều khiển bởi các cỗ máy ở nhà. Kịch bản này đã tạo nên hai luồng ý kiến trái chiều, đặc biệt khi Bruce Willis quyết định để tiến sĩ Dr. Lionel Canter - người xây dựng nên chế độ thay thế - nắm quyền và càn quét thế giới.
Trailer bộ phim “Surrogates”.
Tuy Bruce Willis đã trở về với người vợ của mình trong hình dạng con người ở đoạn kết nhưng khán giả vẫn chưa nhận được lời giải đáp về tình hình của thế giới bên ngoài. Liệu chế độ “thay thế” có sụp đổ? Liệu loài người đã được chung sống trong hòa bình? Tất cả những gì khán giả nhận được là một từ “ổn” từ phía nhà làm phim.
2. Warrior
Thành thật mà nói thì Warrior chính là bộ phim tệ nhất của Hollywood. Tuy nhiên, nếu xét về cốt truyện và diễn xuất của các diễn viên thì cũng chẳng đến mức thảm họa. Joel Edgerton đã thành công hóa thân thành người thầy giáo chăm chỉ mưu sinh, kiếm miếng cơm manh áo cho gia đình. Bên cạnh là Nick Nolte trong vai người cha nghiện rượu điên rồ và Tom Hardy trong vai gã phản diện xấu xa.
Trailer bộ phim “Warrior”.
Sự thật đáng buồn: dù diễn xuất có xuất thần đến đâu cũng chẳng thể che đậy được lỗ hổng của kịch bản. Warrior đã cho thấy yếu kém của mình ở khâu kịch bản được hoàn thiện một cách vụng về.
Vài phản hồi xoay quanh cái kết khó hiểu của bộ phim:
“Tuy các nhà làm phim đã khai thác thành công những khía cạnh khác nhau của những gã đàn ông này nhưng điều mà khán giả chúng tôi thật sự cần biết chính là chuyện gì đã xảy ra sau giải đấu đó.”
“Gia đình và công ăn việc làm của Brendan, quá trình ngồi tù của Tommy và mối quan hệ giữa hai anh em nhà Conlon với người cha lưu lạc nhiều năm của họ đều đã bị cắt bỏ. Bộ phim kết thúc bằng cảnh hai anh em rời khỏi võ đài và sau đó, không có sau đó nữa.”
Tất cả những gì khán giả muốn rút ra từ bộ phim này chính là ai đã thắng trận boxing và chẳng có khúc mắc nào được giải quyết cả.
1. The Birds
Một trong những huyền thoại của lịch sử phim kinh dị chính là tuyệt tác của đạo diễn Alfred Hitchcock, The Birds. Bộ phim có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến độ bất kì ai đã từng xem qua bộ phim này đều phải dừng chân suy ngẫm khi nhìn thấy một đàn chim tình cờ bay qua, bật khóc khi có tiếng động bất ngờ trong đêm tối và thậm chí hoảng sợ khi nhìn thấy một chú chim chao liện trên trời.
Tuy nhiên, ở đoạn kết của bộ phim, bốn nhân vật chính đã tự giam mình trong một ngôi nhà nhằm tránh sự tấn công của bầy chim, cô nàng Melanie (Tippi Hedren) đã kết thúc câu chuyện bằng hành động khép lại một cánh cửa và để lộ một nửa gương mặt của mình. Theo lẽ thường tình, những nhân vật còn lại sẽ phải đưa Melanie đi điều trị tâm lý sau đó. Thế nhưng tất cả bọn họ đều ngẩn ngơ nhìn đàn hải âu và quạ đen lượn lờ trước sân nhà. Bọn họ trèo lên ô tô, phóng đi và hết phim.
Trailer bộ phim “The Birds”.
Điều gì đã khiến bầy chim phẫn nộ? Nhân vật Melanie từ đầu đến cuối mang trong mình suy nghĩ gì gì? Liệu cô ấy có sống sót sau vụ tấn công không? Đài radio có dụng ý gì khi đưa tin các thành phố khác cũng đồng loạt bị tấn công? Tất cả vẫn còn là một dấu chấm hỏi chưa có lời giải đáp dù bộ phim chiếu đã đến cảnh cuối cùng.