Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Không có bản quyền, người hâm mộ Việt vẫn dễ dàng được xem Olympic Việt Nam đá tại ASIAD 2018

Việc xem các nội dung ASIAD 2018 thực tế không khó khăn như tưởng tượng bởi hàng loạt video phát trực tiếp với chất lượng căng đét được dân mạng chia sẻ tràn lan.

Sau hai trận đấu đầu tiên toàn thắng tại ASIAD 2018, đội tuyển Olympic Việt Nam đã chắc một suất vào vòng knock-out trong nội dung môn bóng đá nam. Thế nhưng, niềm vui của cổ động viên nhà năm nay có phần thiếu trọn vẹn khi họ không được xem các cầu thủ thi đấu trên màn ảnh nhỏ. Trước đó, với mức giá bản quyền lên tới nhiều triệu USD, VTV (được xem là đơn vị duy nhất tham gia đàm phán) đã không thể có được bản quyền phát sóng. Theo đó, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất không có bản quyền sự kiện thể thao lớn nhất Châu Á.

Dù vậy, thực tế, trong những ngày qua, những đường dẫn livestream các trận đấu trong khuôn khổ môn bóng đá nam vẫn được chia sẻ tràn lan trên các mạng xã hội. Hầu hết các đường dẫn phát trực tiếp này đều có chất lượng hình ảnh khá tốt trong khi đó một số trang nội dung thậm chí còn đầu tư cả các bình luận viên không chuyên để thu hút người xem. Như vậy, người dùng khỏi cần sử dụng VPN hay “fake IP” để có thể xem được ASIAD 2018 khi những cách này vốn cần một chút hiểu biết về công nghệ và lại có tốc độ đường truyền khá chậm.

Nhiều fanpage còn đầu tư cả bình luận viên để thu hút người xem. Trên các nội dung chưa có bản quyền này cũng được vô tư gắn quảng cáo.

Không chỉ được chia sẻ dưới hình thức livestream trên Facebook, rất nhiều video phát trực tiếp các trận đấu ASIAD 2018 cũng được đưa lên YouTube. Tìm kiếm với từ khoá “Olympic Việt Nam vs Olympic Nepal” trong khung giờ thi đấu trực tiếp chẳng hạn, bạn có thể nhận được hàng dài các kết quả trả về. Mỗi video ít cũng thu hút được vài nghìn đến vài chục nghìn lượt người xem dõi, cá biệt có những video thu hút được vài trăm nghìn lượt người xem trực tiếp.

Với những quốc gia không mua được bản quyền phát sóng, việc phát trực tiếp và chia sẻ các nội dung như trên rõ ràng đã “phạm luật” của đơn vị nắm bản quyền. Trước đây, đối với World Cup 2018, FIFA xử lý khá triệt để tình trạng phát nội dung chưa có bản quyền cùng sự trợ giúp của các đơn vị nội địa và có thể là cả các mạng xã hội lớn như Facebook hay YouTube. Các đường link website hay các tài khoản mạng xã hội phát “lậu” đều phần lớn bị phát hiện và gỡ bỏ khá sớm.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
iPhone 18 có thể sử dụng chip A20 do Intel sản xuất
Di Động Việt: Hình thức mua hàng trả chậm không mới