Sau một ngày làm việc vất vả, nhiều người có thói quen thư giãn bằng cách sử dụng điện thoại để xem phim, lướt mạng xã hội trước khi ngủ.
Để sử dụng điện thoại khi nằm một cách thoải mái nhất, đa số mọi người sẽ chọn nằm. Đây là tư thế xem điện thoại khi nằm được "hội nghiện smartphone" ưa chuộng vì sự thoải mái mà nó đem lại.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Harvard, đây là thói quen tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại đến đôi mắt của người dùng.
Xem thêm: TikToker 16 tuổi lập kỷ lục Guinness Thế giới, kiếm được 92 tỷ chỉ trong 1 năm
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Harvard cùng nhiều chuyên gia sức khỏe thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân tích và nhận định, việc nằm nghiêng sẽ làm cho mọi sự tập trung chỉ đổ dồn về một bên mắt, gây ra việc mất cân bằng thị lực.
Đặc biệt là khi một người sử dụng điện thoại, phía bên mắt bị dồn sự tập trung sẽ tự điều chỉnh sao cho phù với ánh sáng của điện thoại phát ra, làm cho tín hiệu não và thị giác không khớp nhau.
Về lâu dài, khi sự "chênh lệch" này liên tiếp xảy ra, thị lực của cả hai bên mắt sẽ thay đổi hoàn toàn, gây nên các hiện tượng nghiêm trọng như nhược thị - dù có đeo kính cũng sẽ khó nhìn thấy rõ.
Thậm chí, những người có thói quen này có khả năng gặp phải hiện tượng nhìn thấy các vật thể chồng lên nhau. Và khi hai mắt nhìn vào những điểm khác nhau sẽ tạo nên hiện tượng lác mắt.
Theo New England Journal Of Medicine, từng có đến 2 trường hợp tại Anh bị mù tạm thời trong suốt nhiều tháng. Một người phụ nữ ở độ tuổi 22 và và người khác ở tuổi 40 đã trải qua điều kinh khủng này chỉ vì nằm nghiêng xem điện thoại.
Bên cạnh đó, khi chúng ta dùng điện thoại di động trong phòng tối hoặc thiếu ánh sáng trong thời gian dài, nó sẽ khiến mắt điều tiết nhiều hơn, gây khô kết mạc và có thể dẫn đến ung thư mắt và mù lòa.
Trong khi đó, ánh sáng xanh của điện thoại khiến não ngừng sản xuất melatonin, một hormone giúp cơ thể bạn cảm thấy buồn ngủ. Từ đó, có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ, khiến bạn thấy khó ngủ hơn và có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy nhược và béo phì.
Xem thêm: Grab tăng giá cước từ 5/12: Người dùng than phiền, tài xế lo ế khách