Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

6 lưu ý khi sạc điện thoại bạn cần biết để đề phòng cháy nổ

Để bảo toàn tính mạng cũng như của cải, vật chất của mọi người, đây là 6 lưu ý khi sử dụng điện thoại mà người dùng cần nên tuân thủ.

Hiện nay, nguy cơ cháy nổ luôn là mối nguy hiểm rình rập đe dọa tính mạng mọi người. Theo nhiều thống kê, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy nổ thường đến từ sự chủ quan của mọi người khi sử dụng các thiết bị điện, đặc biệt phải kể đến là việc sạc điện thoại qua đêm. Để đề phòng những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, đây là 6 lưu ý khi sạc điện thoại mà mọi người cần nên tuân thủ.

1. Sử dụng bộ sạc chính hãng

6 lưu ý khi sạc điện thoại bạn cần biết để đề phòng cháy nổ Ảnh 1

Đây là nguy cơ chủ yếu dẫn đến cháy nổ nhưng thường bị đa số người sử dụng smartphone lơ là. Thông thường, khi chuôi sạc hay cáp sạc bị hỏng, lạc mất, đa số người dùng đều lựa chọn cách thay thế chúng bằng những bộ sạc không rõ nguồn gốc được mua dễ dàng từ những cửa hàng bán lẻ.

Tuy nhiên, đây là một hành động sai lầm vì những bộ sạc không rõ nguồn gốc này có thể làm giảm hiệu suất và tuổi thọ pin trên chiếc smartphone của bạn. Nghiêm trọng hơn, sự chênh lệc giữa thông số dòng điện mặc định trên thiết bị và bộ sạc có thể gây quá tải trong việc truyền tải điện năng, dẫn đến nguy cơ cháy nổ bất cứ lúc nào.

2. Không sạc điện thoại qua đêm

6 lưu ý khi sạc điện thoại bạn cần biết để đề phòng cháy nổ Ảnh 2

Đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khi sử dụng điện thoại mà nhiều người vẫn chẳng mấy để tâm. Theo lý thuyết, đa số smartphone hiện nay đều sử dụng pin có khả năng tự ngưng sạc khi đầy. Tuy nhiên, trong thực tế việc nạp năng lượng liên tục cho điện thoại khi đầy có thể dẫn đến việc giảm tuổi thọ pin. Bên cạnh đó, việc cắm sạc liên tục có thể gây cháy nổ do chập điện vì tình trạng quá tải điện năng trên thiết bị sạc.

3. Thường xuyên kiểm tra dây sạc

Theo nhiều thống kê, hầu như những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi sử dụng điện đều do đường dây bị rò rỉ, đặc biệt phải kể đến là dây sạc điện thoại. Do đó, trước khi sạc, người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng dây sạc thiết bị có vết hằn hay nứt không. Nếu có, bạn có thể sử dụng băng dính để bọc lại những phần dây bị hở. Hoặc để yên tâm, bạn có thể thay mới cáp sạc của mình ở những địa chỉ bán hàng uy tín.

4. Hạn chế để thiết bị tắt nguồn và đừng cố sạc đầy 100%

6 lưu ý khi sạc điện thoại bạn cần biết để đề phòng cháy nổ Ảnh 4

Nếu bạn vẫn thường để điện thoại tắt nguồn rồi mới cắm sạc thì hãy thay đổi thối quen này ngay tức khắc. Dùng cạn pin về mức 0% lâu dần có thể dẫn đến tình trạng chai pin, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thiết bị có thể không sạc được mặc dù đã cắm sạc. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng cố sạc đầy đến 100% pin vì thiết bị có thể quá tải, dẫn đến tình trạng chai pin. Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là hãy sạc khi dung lượng pin còn khoảng 40% và rút sạc khi dung lượng đã được khoảng 80 - 90%.

5. Không sạc trong lúc đang sử dụng

6 lưu ý khi sạc điện thoại bạn cần biết để đề phòng cháy nổ Ảnh 5

Thói quen sử dụng điện thoại khi đang sạc tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng mọi người. Đây là một là hành động cực kỳ sai lầm vì khi sử dụng trong lúc cắm sạc có thể gây quá tải nhiệt độ cũng như điện năng trên thiết bị. Thời gian qua, đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra chỉ vì sự chủ quan của những người sử dụng, do đó hãy tỉnh táo và loại bỏ thói quen gây hại này ngay lập tức.

6. Tháo bỏ ốp lưng điện thoại khi sạc

6 lưu ý khi sạc điện thoại bạn cần biết để đề phòng cháy nổ Ảnh 6

Nhiệt độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến pin điện thụ bị tụt nhanh và ảnh hưởng trực tiếp đến smartphone của bạn. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ quá cáo, tại nạn cháy nổ có thể xảy ra dễ dàng. Do dó, hầu hết những nhà sản xuất luôn cảnh báo người dùng giữ thiết bị ở nhiệt độ phòng và tránh xa nguồn nhiệt. Vậy nên, hãy tháo bỏ ngay ốp lưng điện thoại của bạn trong lúc sạc để nhiệt độ có thể giải phóng bớt ra bên ngoài.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Di Động Việt: Hình thức mua hàng trả chậm không mới