Ăn - Chơi - Khám phá

Khác biệt gì trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở ba miền?

Theo Phương Thanh
Chia sẻ

Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết diệt sâu bọ, hằng năm rơi vào ngày mùng 5/5 Âm lịch, là ngày thể hiện mong muốn xua tan xui xẻo, đón nhận may mắn.

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ rất đặc biệt và được nhiều người coi trọng. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, thường diễn ra nhiều phong tục tập quán tốt đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng tìm hiểu thêm có gì khác biệt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ ở ba miền nhé.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc

Khác biệt gì trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở ba miền? Ảnh 1
Mâm cúng miền Bắc

Rượu nếp cũng là món ăn đặc sắc trong ngày này, người xưa tin rằng, rượu nếp có khả năng tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể, khiến chúng không thể gây hại trong cơ thể con người nữa.

Đặc biệt tại miền Bắc, món cơm rượu nếp cái hoa vàng bởi không phải nơi đâu cũng có và được ngon như ở miền Bắc, do đó đây là món phải có trong mâm cúng ở miền Bắc. Ngoài ra, ở một số nơi còn có thêm cơm rượu nếp cẩm.

Bánh tro là một loại bánh làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, mùi vị rất ngon khi ăn cùng với đường hoặc mật. Theo cha ông ta, gạo nếp khi luộc trong lá sẽ hấp thu các đặc tính cây cỏ, giúp giải nhiệt, tiêu bệnh trong cơ thể.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung

Cơm rượu là gì? Tìm hiểu cách làm cơm rượu nếp cái hoa vàng ngon cho tết Đoan Ngọ
Cơm rượu miền Trung

Ngoài những loại đồ cúng phải có, ở mâm cúng miền Trung có thêm một số món khác. Cơm rượu ở miền Trung được lên men bằng cách cổ truyền, có dạng miếng nhỏ vuông vức, chín mềm từ trong ngoài.

Thịt vịt cũng là món không thể thiếu trên mâm cúng miền Trung. Sở dĩ miền Trung ưa chuộng thịt vịt hơn bởi người ta tin rằng thịt vịt có công dụng làm mát, giải nhiệt cho cơ thể, bổ máu và giúp tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thịt vịt ngon và béo nhất. Cuối cùng, tuy không phải phổ biến với tất cả tỉnh miền Trung, chè kê lại rất được ưa chuộng xuất hiện trong mâm cúng tết Đoan ngọ của Quảng Nam. Chè kê được nấu bằng hạt kê đến khi mềm nhờ, khi ăn rất ngọt và dẻo thơm.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam

Vẫn là cơm rượu nhưng ở miền Nam, cơm rượu được vo thành viên tròn và thêm nước đường vào, ăn giống như xôi chè ở miền Bắc.

Bánh Ú Trạng tương tự bánh tro nhưng to hơn, được làm từ gạo nếp nhồi thêm nhân, sau đó đi luộc hoặc hấp. Bánh ú Bá Trạng có thể gói bằng lá sen, lá chuối,... và mỗi loại lá sẽ cho bánh một hương vị khác nhau.

Chè trôi nước ở miền Nam là những viên to tròn làm từ bột nếp trắng với nhân đậu xanh bùi bùi. Trong miền Nam, chè sẽ được ăn cùng nước đường và nước cốt dừa với ý nghĩa sẽ có khả năng diệt sâu bọ tốt.

Ở miền Nam, các gia đình thường chọn mua vải thiều quả đẹp, nhiều lá để trưng trên mâm cúng sẽ đẹp hơn.

Tết Đoan Ngọ ở Sài Gòn có bánh bá trạng ú ụ tôm thịt trứng muối và đây là những địa chỉ để bạn tìm mua
Bánh Ú Trạng
Chia sẻ

Theo

Phương Thanh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất