Sắc màu Cuộc Sống

Vụ hàng trăm học sinh ở Bắc Ninh nhiễm sán lợn: Không còn mẫu thịt nghi nhiễm sán lợn để xét nghiệm điều tra

Định Nguyễn - Yến Nguyễn
Chia sẻ

Công an Bắc Ninh cho hay không có cơ sở để xét nghiệm thịt lợn từ video clip được phát tán trên Facebook ngày 22/2/2019 vì không còn mẫu.

Liên quan đến vụ việc nghi thịt lợn nhiễm sán gạo tại Trường Mầm non Thanh Khương (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), mới đây, Trưởng ban Tuyên giáo Bắc Ninh thông tin với báo Vietnamnet như sau: công an Bắc Ninh cho hay không có cơ sở để xét nghiệm thịt lợn từ video clip được phát tán trên Facebook ngày 22/2/2019 vì không còn mẫu.

Cùng với đó, mẫu thịt gà, xương gà được trường học này dùng làm thực phẩm ngày 5/3 khi đưa đi xét nghiệm đều đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thịt nhiễm sán lợn.

Cũng theo ghi nhận của báo này, tại buổi họp báo chiều 19/3 ở Bắc Ninh, nhiều phóng viên cho rằng không thể vì không lưu lại mẫu thực phẩm rồi cho rằng không tìm ra nguyên nhân hay không có căn cứ để nguy cơ nhiễm sán từ bữa ăn trường học?

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay quy định là phải lưu mẫu và không lưu lại được mẫu tức là đã vi phạm pháp luật.

“Không thể nói là không lưu lại mẫu thì giờ căn cứ vào đâu để xác định và không có cơ sở để xử lý đâu. Chưa cần biết mẫu thực phẩm đó có nhiễm sán, có chất độc hay không, thì không lưu lại là đã phải bị xử lý. Không thể không lấy mẫu và không lưu lại được mẫu. Nếu có mẫu, kể cả ban đầu có sán nhưng nếu được nấu chín thì cũng không còn nguy cơ lây bệnh. Nhưng khi không lưu được mà kể cả có kết luận mẫu đó không nhiễm sán, vẫn là vi phạm quy trình”, báo này ghi nhận.

Hàng trăm phụ huynh lo lắng đưa con đi khám

Liên quan đến vụ việc, trước đó, Ban quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bắc Ninh, Cục ATTP - Bộ Y tế về kết quả kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của Công ty THHH đầu tư tài chính Hương Thành, đơn vị cung cấp thực phẩm cho trường mầm non Thanh Khương (Thuận Thành, Bắc Ninh).

Ban quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh cho biết, kết quả điều tra, truy xuất nguồn gốc tại Công ty TNHH đầu tư tài chính Hương Thành ngày 14/2/2019 và ngày 20/2/2019 cho thấy, thịt lợn được lấy từ 2 cơ sở.

Cụ thể là hộ kinh doanh Hoàng Thị Hải (thôn Văn Quan, xã Trí Hải, Thuận Thành, Bắc Ninh) cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP và hộ kinh doanh Trần Văn Đát (địa chỉ: Khu Đồng Tháp Vàng, thôn Chân Tảo, xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội) cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

Tại cơ sở của hộ Hộ kinh doanh Hoàng Thị Hải trong 2 ngày 14/3 và 20/3 số thịt lợn được mua từ hộ kinh doanh Phạm Thị Hạnh (địa chỉ: Thôn Tư Thế, xã Trí Quả, Thuận Thành, Bắc Ninh) đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP.

Đối với hộ kinh doanh Trần Văn Đát (địa chỉ: Khu Đồng Tháp Vàng, thôn Chân Tảo, xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội), Ban quản lý ATTP tỉnh đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNN Hà Nội, Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Hà Nội tiếp tục điều tra, truy xuất nguồn gốc theo quy định.

Bên cạnh việc truy xuất, đưa các mẫu đi kiểm nghiệm, Ban ATTP tỉnh Bắc Ninh đã thành lập đoàn giám sát điều kiện ATTP tại tất cả các trường mầm non, tiểu học có bếp ăn trên địa bàn huyện Thuận Thành và khẳng định 23 trường mầm non tổ chức ăn bán trú đã dần ổn định và thực hiện tốt các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể.

Chia sẻ

Bài viết

Định Nguyễn - Yến Nguyễn

Tin mới nhất