Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Tiếng Việt bất ngờ lọt top 10 ngôn ngữ 'khó nuốt' nhất trên bảng tổng sắp 2.650 ngôn ngữ toàn thế giới

Vương Phi (TH) Theo dõi Saostar trên google news

Thế giới có tới 2.650 ngôn ngữ với hơn 7.000 tiếng địa phương, trong số này, tiếng Việt của chúng ta được nhiều người đánh giá đứng thứ 3 về độ khó.

Nhiều người thường than vãn tiếng Anh khó học nhưng quả thật, khi tìm hiểu kỹ hơn về các loại ngôn ngữ trên thế giới, bạn sẽ nhận ra, đây là một loại ngoại ngữ cực dễ học. Đó cũng chính là lý do vì sao tiếng Anh được sử dụng như một công cụ giao tiếp phổ biến trên toàn thế giới.

Trong số 2.650 ngôn ngữ, nhiều người nhận định tiếng Việt đứng thứ 3 về độ khó sau tiếng Trung Quốc, Ả Rập. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại phan tích tiếng Việt thuộc top các loại ngôn ngữ có độ khó trung bình.

Lý do được đưa ra là sự khó khăn trong việc tiếp thu ngôn ngữ mới thường xuất phát từ việc không có cùng hệ chữ.

Dưới đây là bảng tổng sắp 10 ngôn ngữ khó nhất thế giới:

1. Tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung Quốc được khoảng 1/5 dân số thế giới sử dụng và được coi là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Nó bao gồm một hệ thống chữ viết với hàng ngàn kí tự khác nhau. Bạn buộc phải học chúng để có thể hiểu được thứ ngôn ngữ này. Theo thống kê, ít nhất bạn phải biết được hơn 3000 kí tự căn bản của tiếng Trung để hiểu được những từ ngữ sơ đẳng nhất.

Tiếng Trung được đánh giá là khó học nhất thế giới.

Để đọc được báo thì số kí tự cần học là hơn 4000 kí tự. Những học giả ở Trung Quốc hiện nay có thể nhớ được hơn 10.000 kí tự, trong khi từ điển ghi nhận có hơn 40,000 kí tự tiếng Trung. Để đọc, viết và nói được tiếng Trung chắc chắn bạn phải thật chăm chỉ, quyết tâm và có lòng đam mê với thứ ngôn ngữ này. Nếu không bạn sẽ bỏ cuộc giữa đường mất.

Thời gian trung bình để học sử dụng tiếng Trung cơ bản là gần 2 năm.

2. Tiếng Ả Rập

Tiếng Ả Rập ngày nay được dùng tại nhiều nơi trải dài từ vùng Trung Đông đến vùng sừng châu Phi. Khi học tiếng Ả Rập, bạn có thể đọc và viết, nhưng mỗi nơi lại có cách nói tiếng Ả Rập khác nhau. Ví dụ một người nói tiếng Ả Rập đến từ Ma Rốc có thể khó hiểu tiếng Ả Rập do một người đến từ Ai Cập nói. Vì thế, ngôn ngữ này trở nên phức tạp và được ếp hạng khóc học nhất nhì thế giới.

Tiếng Ả Rập.

3. Tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 29 ký tự bao gồm cả các ký tự La Tinh, sử dụng thêm thanh điệu bổ sung. Trong tiếng Việt có nhiều từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán (từ Hán Việt), tiếng Pháp, tiếng Anh… Cấu trúc câu của tiếng Việt rất linh hoạt nhưng điều này lại khiến nó trở thành ngôn ngữ khó đối với nhiều người ngoại quốc.

Nhìn thì đơn giản nhưng tiếng Việt lại được đánh giá là ngôn ngữ khó học và sử dụng.

4. Tiếng Nhật

Tiếng Nhật được hơn 125 triệu người trên thế giới sử dụng. Hệ thống chữ viết tiếng Nhật chủ yếu sử dụng bảng chữ cái hai âm tiết (ormoraic), hiragana và katakana. Nó được xem là một trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới vì mối quan hệ gần gũi với tiếng Trung Quốc cùng với hệ thống kí tự và ngữ điệu rất phức tạp.

Cùng với tiếng Trung, tiếng Nhật cũn thuộc hệ chữ tượng hình.

Tiếng Nhật có hàng ngàn kí tự khác nhau với các cách phát âm và ý nghĩa riêng biệt, còn chưa kể đến bạn phải học cách ghép chúng lại với nhau nữa. Sau khi học được mấy bảng chữ cái ấy, bạn sẽ tiếp tục bước vào con đường gian nan là học nói…

5. Tiếng Hungary

Tiếng Hungary được cho là thứ tiếng có một số quy tắc ngữ pháp kì lạ nhất trên thế giới. Nó có 14 nguyên âm và 18 cách ngữ đặc biệt (mà có thể lên tới 30 trong 1 số nghiên cứu) trong khi Tiếng Anh lại chẳng có cách ngữ đặc biệt nào cả.

Đáng chú ý, cấu trúc câu của ngôn ngữ này lại hoàn toàn khác biệt so với hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.

Học tiếng Hungary là một chặng đường gian nan cho những người nói tiếng Anh muốn chinh phục được thứ ngôn ngữ này.

6. Tiếng Hàn Quốc

Tiếng Hàn có nhiều cấu trúc khó, cách chia động từ phức tạp. Ngoài ra, cách viết tiếng Hàn cũng phụ thuộc vào một số ký tự tiếng Trung.

Thời gian để học sử dụng cơ bản tiếng Hàn là liên ục trong vòng gần 2 năm.

Tiếng Hàn.

7. Tiếng Phần Lan

Tiếng Phần Lan khó nhất ở khoản phát âm. Bạn phải dành lượng thời gian tương đối lâu để có thể nghiên cứu và bắt tay vào học được thứ ngôn ngữ này.

8. Tiếng Thái

Tiếng Thái, hay còn gọi là tiếng Xiêm hay Trung Thái, là một thành viên của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Gần một nửa các từ được vay mượn từ tiếng Pali, Khmer cổ, hoặc Phạn ngữ. Tiếng Thái về cơ bản mang nhiều âm sắc và được biết đến với bảng chữ cái phức tạp. Ngay cả chữ cái của nó cũng khó viết đến nỗi nhiều người chỉ nhìn thôi đã phải từ bỏ ngay ý định học loại ngôn ngữ này.

Tiếng Thái Lan rất lằng nhằng rắc rối.

9. Tiếng Nga

Tiếng Nga có một bảng chữ cái hoàn toàn xa lạ với một người nói tiếng Anh. Một khó khăn khác là phần phát âm. Chỉ cần một chút sai lầm về trọng âm cũng có thể thay đổi ý nghĩa của từ.

Mặc dù trong tiếng Anh, trọng âm cũng là một phần rất quan trọng trong phát âm, nhưng so với tiếng Nga thì có lẽ cũng chưa ăn nhằm gì. Có lẽ ít có ngôn ngữ nào mà nguyên việc nhấn sai trọng âm cũng làm người nghe hiểu sai nghĩa của từ.

Tiếng Nga được đánh giá là ngôn ngữ khó học do cách phát âm phải chuẩn từng chi tiết.

10. Tiếng Iceland

Tiếng Iceland là ngôn ngữ thuộc ngữ chi German Bắc là một phần của nhóm ngôn ngữ Ấn - Âu. Ngôn ngữ này bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ Đan Mạch và Thụy Điển.

Tiếng Iceland.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vương Phi (TH)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Thấp thỏm với môn thứ 3 kỳ thi lớp 10