Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Thi thể bệnh nhân COVID-19 rơi ra khỏi xe cấp cứu trên đường đi hoả táng

Lò hoả táng làm việc hết công suất, cây cối trong công viên bị chặt để làm củi đốt xác, xe cấp cứu chở thi thể đầy ứ là những cảnh tượng ám ảnh ở Ấn Độ.

Chỉ trong ngày 26/4, Ấn Độ đã ghi nhận 352.991 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó có 2.812 người tử vong. Đây là con số cao kỷ lục trên toàn thế giới trong vòng 5 ngày qua. 

Các chuyên gia cho biết làn sóng dịch thứ hai sẽ đạt đỉnh vào tháng 5 với 500.000 ca nhiễm bệnh mới mỗi ngày, đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng 5.000 người chết với tỷ lệ tử vong do ca bệnh hiện tại là 1,14%.

Một đoạn video ghi lại cảnh tượng như ngày tận thế ở Ấn Độ đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội từ hôm 23/4. Một chiếc xe cấp cứu cũ được điều động để chuyển thi thể bệnh nhân từ Trường Cao đẳng Y tế Atal Bihari Vajpayee đến lò hoả táng ở quận Vidisha, bang Madhya Pradesh. 

Thi thể bệnh nhân COVID-19 rơi ra khỏi xe cấp cứu trên đường đi hoả táng Ảnh 1

Nào ngờ, khi xe rẽ ngoặt sang một bên, thi thể của một bệnh nhân rơi hẳn ra ngoài và nằm sõng soài bên vệ đường. Theo Times of India, gia đình của người đã khuất cảm thấy vô cùng sốc sau khi chứng kiến cảnh tượng trong clip. Hiện chưa rõ vào thời điểm xảy ra sự việc, chiếc xe đang bị "nhồi nhét" bao nhiêu thi thể.

Trong khi đó, gia đình của các bệnh nhân lại tụ tập trước cổng bệnh viện để phản đối phương thức làm việc của nhân viên y tế. Cụ thể, nhiều gia đình không hề được thông báo khi người thân qua đời trong bệnh viện. Ban giám đốc cũng không cho phép họ thăm người thân.

Giải thích về quyết định này, bệnh viện cho biết họ không thể cho người thân vào thăm bệnh nhân trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp. Do thủ tục bàn giao thi thể, họ cũng không có khả năng thông báo cho người nhà ngay lập tức khi bệnh nhân qua đời trong bệnh viện, nhất là khi số người chết cứ tăng vọt như hiện tại.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Daily Mail

Được quan tâm

Tin mới nhất
Di Động Việt: Hình thức mua hàng trả chậm không mới