Cuộc khảo sát thực hiện hôm 10/7 đã kiểm tra kháng thể virus trong máu của khoảng 5.000 người trên toàn thành phố từ ngày 15 - 31/3. Kết quả cho thấy 44,5% trong số những người được xét nghiệm có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, cho thấy họ đã nhiễm bệnh.
Khảo sát do Sở y tế Jakarta và nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Indonesia, Viện Sinh học phân tử Eijkman và CDC Hoa Kỳ tại Indonesia tiến hành. Theo số liệu của chính phủ, Jakarta có khoảng 10,6 triệu cư dân. Tính đến ngày 31/3, ước tính đã có khoảng 4,7 triệu người ở đây nhiễm bệnh.
Xem thêm: Các nước áp dụng cách ly tại nhà đối với ca nhiễm Covid-19 triệu chứng nhẹ như thế nào?
Bộ Y tế Indonesia cho biết tính đến 31/3, nước này đã ghi nhận hơn 382.000 trường hợp nhiễm Covid-19. Đến ngày 13/7, con số này đã tăng lên 689.243 với hàng chục nghìn ca mắc mới và lên đến 1.000 ca tử vong mỗi ngày.
"Những người ở những khu vực đông dân cư dễ bị nhiễm Covid-19", trích lời nhà dịch tễ học Pandu Riono thuộc Đại học Indonesia. "Nhóm đối tượng thừa cân, béo phì và có lượng đường trong máu cao cũng gặp nhiều nguy cơ hơn".
Báo cáo cũng cho thấy số lượng kháng thể cao nhất ở nhóm tuổi 30 - 49, tức nhóm này có nhiều người mắc Covid-19 hơn. Tỷ lệ lây nhiễm ở nữ giới cũng cao hơn so với nam. Kết quả này chứng minh lo ngại của các chuyên gia là có cơ sở, khi họ nghi ngờ đại dịch Covid-19 ở thủ đô Jakarta có quy mô lớn hơn nhiều so với báo cáo chính thức.
Trước tình hình này, giải pháp khả thi nhất là tăng cường tiêm chủng thay vì trông chờ vào miễn dịch cộng đồng. Indonesia đã tiêm phòng đầy đủ cho 5,5% dân số. Con số này ở Jakarta là hơn 1,95 triệu người, tức khoảng 18%.
Xem thêm: Biến chứng sau nhiễm Covid-19 khiến chúng ta không thể 'sống chung' như bệnh cúm