Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Trang chủ

Đây là cách YouTube dung túng các video có nội dung bẩn trong thời gian qua

Theo báo cáo từ Bloomberg, YouTube sẵn sàng phớt lờ những khiếu nại, yêu cầu giải quyết và gỡ bỏ các nội dung độc hại của nhân viên trong nhiều năm qua.

Trong vụ việc Khá “Bảnh” bị bắt, ngày 2/4 phía Google đã đưa ra phát ngôn: “Cam kết thắt chặt các chính sách của YouTube và sẽ thông tin một cách nhanh chóng và minh bạch hơn. YouTube đã ban hành các biện pháp xử lý mới đối với những trường hợp cá biệt khi hành vi tiêu cực của một nhà sáng tạo làm ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng”. Tuy nhiên, theo nhiều người cách phản hồi lại dư luận của Google đều rất chung chung. Điều này lý giải phần nào về cách hoạt động của nền tảng video tỷ người này.

Mục tiêu nội bộ của YouTube là đạt 1 tỷ giờ xem mỗi ngày, bất chấp các nội dung xấu, độc hại xuất hiện tràn lan.

Theo báo cáo trước đó từ Bloomberg, với mục tiêu tăng lượt view, tương tác YouTube sẵn sàng phớt lờ những khiếu nại, yêu cầu giải quyết và gỡ bỏ các nội dung độc hại của nhân viên trong nhiều năm qua. Hơn 20 nhân viên đã và đang làm việc tại công ty tiết lộ rằng, rất nhiều người đã đề xuất các biện pháp giúp hạn chế sự lan truyền của những video “bẩn”, thế nhưng lãnh đạo YouTube đã bác bỏ tất cả và chọn việc tăng lượt view làm mục tiêu chính để phát triển.

Vào năm 2016, một kỹ sư công nghệ đã đưa ra đề nghị loại những video gần với ranh giới vi phạm khỏi mục “Đề xuất cho người xem”. Tuy nhiên, YouTube đã từ chối đề nghị này vì mục tiêu nội bộ của công ty là đạt 1 tỷ giờ xem/ngày mà không quan tâm tới nội dung của video. Mãi cho đến 1/2019, YouTube mới áp dụng chính sách mà kỹ sư công nghệ này đã đề xuất năm 2016. Trong thời gian 3 năm này, YouTube phải trải qua nhiều bê bối, từ phân biệt chủng tộc, ấu dâm, tin giả,… cho đến hoạt hình độc hại dẫn dụ trẻ em tự sát.

YouTube hiện tại vẫn có nhiều video bẩn, bao gồm cả những kênh “triệu view” chuyên cung cấp các nội dung độc hại gắn mác dành cho trẻ con.

Ít nhất 5 nhân viên đã bỏ việc vì YouTube không sẵn sàng giải quyết vấn đề nội dung độc hại. Theo một cựu nhân viên, CEO Susan Wojciki không quan tâm tới vấn đề này bởi quan điểm của bà ấy là chỉ điều hành công ty chứ không tham gia vào việc giải quyết các thông tin sai lệch và nội dung nguy hiểm.

Trong trường hợp Khá Bảnh”đã thể hiện quá rõ. Sau khi dư luận phản ứng dữ dội, Khá Bảnh bị bắt, cơ quan chức năng yêu cầu YouTube xóa trang của Khá Bảnh từ hôm 2/4 thì đến giữa trưa hôm sau, YouTube mới bắt đầu hành động.

Những video “bẩn” của “giang hồ mạng” tại Việt Nam hiện nay không chỉ có trường hợp Khá Bảnh, thế nhưng đến thời điểm này YouTube vẫn chưa có động thái thiết thực nào ngoài “cam kết thắt chặt các chính sách và sẽ thông tin một cách nhanh chóng và minh bạch hơn.”

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất