Bài toán đặt ra một tình huống khá mâu thuẫn: Đề bài yêu cầu hoàn thành bảng số liệu về khối lượng nhãn lồng nhà bác Cường, trong khi chỉ cung cấp số liệu về nhãn lồng mà bác Thuật thu hoạch được trong ba năm 2019, 2020 và 2021. Điều này khiến việc giải quyết bài toán trở nên khó khăn, thậm chí là không thể.
Thêm vào đó, phần “b” của bài toán yêu cầu học sinh sử dụng số liệu từ năm 2023, một yêu cầu không tương thích với thông tin được cung cấp. Phần “c” còn gây “tá hỏa” hơn khi sau yêu cầu tính toán về số lượng nhãn lồng của nhà bác Cường và bác Thuật. Chưa kể, học sinh lại phải “nêu nhận xét về hướng sản xuất long nhãn của nhà bác Cường trong ba năm”.
Rõ ràng, các dữ kiện đề bài đưa ra không ăn khớp với nhau, khiến nhiều người nghi ngờ rằng đề bài này đã bị sai ngay từ khâu nhập liệu và in ấn. Chính vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, các phụ huynh có thể giải thích cho con về một số khái niệm liên quan đến nhãn lồng và long nhãn để giúp con hiểu rõ hơn về bài toán, thay vì cố gắng giải theo yêu cầu không rõ ràng của đề bài.
Hoặc nếu không thể giải được bài toán, nhiều phụ huynh gợi ý việc tốt nhất là để trống và giải thích với giáo viên rằng “Mẹ em chưa tìm được nhà bác Thuật và bác Cường”. Hoặc có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm ở Hưng Yên, nơi nhãn lồng thường được trồng, để tìm ra đáp án nhanh chóng.
Ngoài ra, cư dân mạng cũng câu hỏi cho bài toán: Tóm lại, chúng ta đang tìm kiếm số lượng long nhãn hay nhãn lồng?
Trước đó, trên mạng xã hội, cư dân mạng cũng xôn xao tìm lời giải cho các bài toán tiểu học khác: