Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Hướng nghiệp

Bật mí ngôi trường Đại học mà 4 tỷ phú thuộc hạng giàu nhất Việt Nam từng tốt nghiệp

Tùng Chi (tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa TP.HCM... là nơi mà những người giàu nhất Việt Nam hiện nay từng theo học (giá trị tài sản trong bài này tính theo bảng Top 100 những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán).

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Ai cũng biết Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup nổi tiếng là tỷ phú hàng đầu Việt Nam. Ông bắt đầu được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam kể từ ngày 7/3/2011, với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD tại thời điểm đó).

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng được tạp chí Forbes vinh danh vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD và đến tháng 3/2014 là 1,6 tỷ USD.

Về con đường học vấn, ông Phạm Nhật Vượng từng học tại trường THPT Kim Liên (Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhờ những thành tích học tập xuất sắc, Chủ tịch HĐQT Vingroup đã được chọn sang du học ở Moskva (Nga) tại trường ĐH Mỏ địa chất và theo học ngành kinh tế địa chất.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - Nhận song bằng cử nhân, Tiến sĩ ở Nga

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo được biết đến là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD, sau ông Phạm Nhật Vượng. Bà Thảo nổi tiếng với nguyên tắc “đã làm là phải lớn” chứ không có hứng thú “làm chuyện cò con”.

Bà Thảo theo học ngành kinh tế và tài chính ở Liên Xô từ những năm 80 của thế kỷ trước. Khi còn là sinh viên năm thứ 2, bà đã bước vào thương trường ở Đông Âu.

Về con đường học vấn, bà Thảo từng nhận bằng Tiến sỹ của học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế, bằng Cử nhân Tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Matcova, Cử nhân nghành Quản lý kinh tế lao động trường Kinh tế quốc dân Matcova, Ủy viên sáng lập Viện Hàn lâm Nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga.

Trở về Việt Nam, bà Thảo đầu tư mạnh vào lĩnh vực bất động sản và gần đây là hàng không. Gần 25 năm sau ngày khởi nghiệp, bà nổi lên như một nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Phần lớn tài sản của bà đến từ cổ phần ở VietJet Air, HDBank và Dragon City (Phú Long), dự án bất động sản rộng 65 héc ta ở TP. HCM.

Hệ sinh thái của bà Thảo sau này vận hành theo mô hình kinh điển được giới tài phiệt thế giới ưa thích, dựa trên 3 trụ chính, gồm: Tài chính Ngân hàng - Bất động sản - Điện, năng lượng và hàng không.

Tỷ phú Trần Đình Long - Cử nhân ĐH Kinh tế Quốc dân

Ông Trần Đình Long - người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2013 với tài sản 4.153,184 tỷ đồng, được biết đến như là một doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép.

Ông Long sinh tại Hải Dương. Hiện nay, ông nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Ông từng giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát trong giai đoạn từ 1992 đến 1996 và là Chủ tịch HĐQT của các công ty thuộc Hòa Phát Group từ 1996 đến 2005.

Điều đáng chú ý là trong nhiều bài báo nói về con đường học vấn của ông, các nguồn tin chỉ đề cập việc tỷ phú này từng tốt nghiệp Cử nhân kinh tế - ĐH Kinh tế Quốc dân.

Tỷ phú Trần Bá Dương - Cử nhân Đại học Bách khoa TP.HCM

Ông Trần Bá Dương là một trong những vị tỷ phú tự thân nổi tiếng của Việt Nam. Ông từng kinh qua nhiều nghề như: vét mỡ bò, kỹ thuật viên hay thợ sửa xe để đến được với thành công ngày hôm nay. Dù rằng cuộc sống nghèo khổ nhưng ông vẫn được học hành đầy đủ. Năm 1983, ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM với tấm bằng kỹ sư chuyên ngành Máy nâng chuyển bốc xếp.

Sau đó, ông Dương đầu quân cho Nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai và nổi tiếng với danh xưng “anh thợ sửa xe có bằng đại học”. Từ năm 1987 - 1990, ông đảm nhận vị trí Quản đốc xưởng sửa chữa nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai. Tiếp theo đó, từ 1991 - 1997, ông được thăng chức trở thành Quản đốc xưởng sửa chữa - xí nghiệp cơ khí giao thông Đồng Nai. Sau quá trình hoạt động tại đây, năm 1997, thợ máy Trần Bá Dương xin nghỉ việc và thành lập xưởng sửa chữa của riêng mình. Xưởng sửa xe này chính là tiền thân của Thaco - bệ phóng thành công của ông Dương sau này.

Số liệu được Forbes chốt vào ngày 9/2/2018 cho thấy, Chủ tịch Tập đoàn Thaco, ông Trần Bá Dương có khối tài sản trị giá 1,8 tỷ USD, xếp thứ 1399 trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2018.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tùng Chi (tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất