Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sống khỏe

'Mùi Tết' từ pháo hoa gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Xem pháo hoa qua TV cũng ảnh hưởng

Cho dù có xem pháo hoa trực tiếp hay qua TV, sức khỏe của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Pháo hoa đã dần trở thành một trong những đặc trưng trong những dịp, sự kiện quan trọng hay là một phần không thể thiếu vào những dịp Tết đến Xuân về. Nhất là trong thời khắc giao thừa, khi các nơi trên thế giới đều đồng loạt biểu diễn các màn bắn pháo hoa ngoạn mục và rực rỡ đã lấp đầy bầu trời để đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới.

'Mùi Tết' từ pháo hoa gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Xem pháo hoa qua TV cũng ảnh hưởng Ảnh 1
Người dân xem pháo hoa mừng năm mới 2025 ở Công viên Bến Bạch Đằng (TPHCM).

Ngành công nghiệp pháo hoa đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, với quy mô thị trường ước tính đạt 2,69 tỷ USD vào năm 2024 và có thể tăng lên 3,65 tỷ USD vào năm 2032. Đây là một con số khổng lồ dành cho những khoảnh khắc rực rỡ, mang lại niềm vui và sự phấn khích cho hàng tỷ người trên khắp thế giới khi chào đón năm mới.

Tuy nhiên, đằng sau mỗi tia sáng lung linh đó là một sự thật ít được nhắc đến: pháo hoa thải ra lượng lớn khói, mảnh vụn, cùng các chất độc hại. Những tác nhân này không chỉ gây ảnh hưởng đến người xem trực tiếp dưới bầu trời pháo hoa mà còn có thể tác động đến cả những ai thưởng thức qua màn hình TV.

'Mùi Tết' từ pháo hoa gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Xem pháo hoa qua TV cũng ảnh hưởng Ảnh 2
Pháo hoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kể cả người chỉ ngồi xem qua TV.

Tại sao lại có hại đến như vậy?

Lội ngược dòng lịch sử, pháo hoa là phát minh của người Trung Quốc. Khởi nguồn của pháo hoa chỉ là những quả pháo được nén từ thuốc súng bỏ vào ống tre khi đốt tạo thành tia lửa màu vàng bay lên không trung. Tuy nhiên sau thời gian lâu dần, con người hiện đại cải tiến pháo hoa tạo thành nhiều hiệu ứng, màu sắc và hình dáng khác nhau. 

Pháo hoa màu đỏ rực thường sẽ được pha từ kim loại Stronti. Pháo hoa có màu xanh được điều chế từ hợp chất Bari. Pháo hoa tím làm từ Kali còn với những màu trắng sáng sẽ được pha từ bột nhôm,... Đây đều là những kim loại nặng khi bốc cháy sẽ giải phóng chất độc hại. Không chỉ thế, thuốc pháo cháy sẵn có trong pháo hoa căn bản khi cháy đã tạo ra một lượng lớn khí CO2 và SO2 cực kỳ độc. 

'Mùi Tết' từ pháo hoa gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Xem pháo hoa qua TV cũng ảnh hưởng Ảnh 3
Pháo hoa có nhiều màu sắc khác nhau được cấu thành từ nhiều hợp chất kim loại khác nhau và khi đốt cháy lên sẽ giải phóng lượng lớn khí độc hại.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 80% các hạt vật chất được sản sinh ra từ pháo hoa hòa trong không khí và có khả năng xâm nhập sâu vào phổi. Những hạt bồ hóng siêu nhỏ này gây ảnh hưởng với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như hen suyễn, bệnh tim mạch và tình trạng trẻ sinh ra thiếu cân.

Những người dễ bị ảnh hưởng nhất bởi khói pháo hoa thường là những người đã có sẵn các bệnh mạn tính như hen suyễn, khó thở, viêm phế quản hoặc ho mãn tính. Việc tham gia trực tiếp các buổi trình diễn pháo hoa hoặc sống trong khu vực đô thị nơi pháo hoa được đốt vào những sự kiện, dịp lễ, Tết có thể khiến tình trạng của bệnh của họ nặng thêm.

Lý do là các hạt vật chất sinh ra từ pháo hoa không tự biến mất hoàn toàn ngay sau khi bắn, mà sẽ tồn tại trong không khí đô thị ít nhất 24 giờ, gây nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Do đó, ngay cả khi bạn chỉ ở nhà vào đêm giao thừa và thưởng thức màn pháo hoa qua truyền hình thì tác động của chúng đến bạn vẫn không thể nào tránh khỏi. 

Ảnh hưởng từ pháo hoa nghiêm trọng như thế nào?

Nghiên cứu về tác động của khói pháo hoa đối với sức khỏe được tiến hành trên nhóm công nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất pháo. Điều này cho thấy rằng bụi từ các vật liệu này có thể gây ra các bệnh về hô hấp như hen suyễn, khó thở, ho mãn tính và tích tụ đờm. Một số trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư phổi, dù tỷ lệ này là khá thấp.

Tuy nhiên, theo Peter Brimblecombe, giáo sư khoa học môi trường tại Đại học East Anglia (Anh), những người chỉ xem pháo hoa một lần mỗi năm thường chỉ chịu tác động tạm thời từ khói bụi pháo hoa. Triệu chứng phổ biến nhất khi hít phải khói pháo hoa là khó thở, ho, đau tức ngực, nhưng chúng thường không kéo dài. Ở một số người nhạy cảm hơn, các triệu chứng có thể nặng hơn, như viêm họng, sưng thanh quản, hoặc suy giảm chức năng phổi.

'Mùi Tết' từ pháo hoa gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Xem pháo hoa qua TV cũng ảnh hưởng Ảnh 4
Pháo hoa tuy đẹp nhưng lại để lại nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Đối với những người không tham gia xem trực tiếp nhưng sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi khói pháo hoa, họ cũng có thể gặp phải tác động tương tự như khi sống trong môi trường ô nhiễm bụi mịn. Đặc biệt là ở trẻ em - lứa tuổi dễ bị tổn thương bởi khói pháo hoa. Một nghiên cứu tại Hungary chỉ ra rằng các hạt bụi mịn từ pháo hoa tích tụ trong đường hô hấp của trẻ em cao gấp 3 lần so với người lớn, làm gia tăng nguy cơ tổn thương phổi và các vấn đề về sức khỏe hô hấp.

Nhìn chung, các chuyên gia nhận định rằng khói từ pháo hoa là một nguồn ô nhiễm âm thầm, ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới mỗi năm. Mặc dù hầu hết các tác động chỉ ở mức độ nhẹ, nhưng khi xét trên phạm vi sức khỏe cộng đồng, chúng vẫn cần được quan tâm, nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng.

Thậm chí, ngay cả khi ánh sáng cuối cùng của pháo hoa đã tắt và khói đã tan đi, hậu quả mà chúng để lại trên bề mặt hành tinh vẫn âm thầm tồn tại, đôi khi vượt xa tầm nhận thức của con người.

'Mùi Tết' từ pháo hoa gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Xem pháo hoa qua TV cũng ảnh hưởng Ảnh 5
Kể cả khi màn trình diễn pháo hoa kết thúc, hậu quả chúng để lại vẫn còn.

Nếu không dùng pháo hoa, có thể làm gì để đón năm mới được hân hoan và hoành tráng?

Để hạn chế tác động tiêu cực của pháo hoa đối với môi trường, động vật và sức khỏe con người, nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với việc mua bán và sử dụng pháo hoa. Tại Việt Nam, người dân chỉ được phép sử dụng pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, được thiết kế theo tiêu chuẩn ít khói và không gây tiếng nổ lớn, nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và cộng đồng.

Tuy nhiên, pháo hoa được sử dụng trong các sự kiện lớn như lễ đón giao thừa vẫn phát ra tiếng nổ lớn, tỏa khói và sử dụng các hợp chất kim loại nặng để tạo nên màu sắc rực rỡ. Các nhà nghiên cứu hiện đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp thay thế cho các kim loại này nhằm giảm thiểu ô nhiễm nhưng vẫn đảm bảo hiệu ứng màu sắc bắt mắt.

Một trong những cải tiến đang được triển khai là sử dụng các vật liệu cháy dựa trên hợp chất Nitơ, giúp pháo hoa cháy sạch hơn, sinh ra ít khói và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Dù vậy, các chuyên gia môi trường khuyên rằng việc giảm thiểu sử dụng pháo hoa vẫn là lựa chọn tối ưu. Thay vào đó, các màn trình diễn truyền thống trong dịp năm mới có thể được thay thế bằng các phương pháp hiện đại như ánh sáng laser, trình diễn drone, hoặc các show ánh sáng độc đáo. Những giải pháp này không tạo khí thải, có khả năng tái sử dụng, và dù vẫn tiêu tốn năng lượng điện, chúng mang lại lợi ích môi trường đáng kể so với pháo hoa.

'Mùi Tết' từ pháo hoa gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Xem pháo hoa qua TV cũng ảnh hưởng Ảnh 6
Drone show cần được cân nhắc để thay thế pháo hoa để bảo vệ môi trường.
Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thừa Nguyên

Được quan tâm

Tin mới nhất
iPhone 17: Công nghệ màn hình cao cấp sẽ trở thành tiêu chuẩn?
Bài toán '7.5-2.5=5' bị gạch sai, mẹ hùng hổ đi kiện rồi lại muối mặt xin lỗi cô giáo