Công Nghệ

Tại sao Apple không làm sạc nhanh cho iPhone như các hãng điện thoại khác?

Tài Nguyễn
Chia sẻ

Cuộc đua sạc nhanh giữa các hãng điện thoại đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết nhưng Apple lại ngoài cuộc, nhưng tại sao?

Trong khi chờ đợi một đột phá mới trong công nghệ pin, các hãng điện thoại đang chạy đua nhau để đẩy nhanh quá trình sạc. Nhiều thương hiệu đã cho ra đời các dòng điện thoại có thể sạc nhanh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, người dùng cũng cần phải lưu ý với công nghệ sạc nhanh hiện tại.

Theo Gizmodo, tốc độ mà pin điện thoại tăng từ 0 lên 100% phụ thuộc vào hai yếu tố: điện thoại và bộ sạc. Chính vì vậy, việc sở hữu một bộ sạc nhanh sẽ không thể giúp điện thoại của bạn sạc nhanh hơn nếu như nó không có công nghệ tương thích và ngược lại. 

(Ảnh: Alex Cranz/Gizmodo)

Ví dụ, khi mua một chiếc iPhone 11, bạn sẽ được tặng kèm một bộ sạc 5W nhưng chiếc iPhone 11 lại có thể hỗ trợ hơn thế nữa. Với một cục sạc 18W và một dây cáp chuyển USB-C sang Lightning, chiếc iPhone có thể tăng tốc độ sạc lên gấp 2 lần. 

(Ảnh: Apple)

Công suất sạc (đơn vị đo là watt, ký hiệu là W) được tính bằng cách lấy cường độ dòng điện (đơn vị đo là ampe, ký hiệu là A) nhân với điện áp (đơn vị đo là vôn, ký hiệu là V). Công suất sạc lớn nghĩa là sẽ có nhiều năng lượng hơn được truyền trong khoảng thời gian ngắn hơn. 

Đó là tại sao bạn sẽ thấy sạc điện thoại trực tiếp từ ổ điện trên tường sẽ nhanh hơn sạc thông qua cổng USB trên laptop. 

(Ảnh: Shutterstock)

Để dễ hiểu hơn, hãy so sánh việc sạc pin như việc bạn đang đổ nước vào xô. Để đổ đầy nước, bạn có thể dùng vòi, súng phun nước hay đơn giản là lấy một cái xô khác đổ vào. Tuy nhiên, lượng nước bạn có thể vận chuyển được sẽ ảnh hưởng đến thời gian bạn chờ xô nước đầy. 

Nếu bạn có thể vận chuyển lượng lớn nước trong một khoảng thời gian ngắn thì xô nước sẽ đầy nhanh hơn và đó là cách hoạt động của công nghệ sạc nhanh. 

(Ảnh: OnePlus)

Bạn có thể xem công suất sạc dựa trên chỉ số W được ghi kèm theo từng bộ sạc, nhưng sẽ có một số loại bạn phải tự tính do chúng chỉ cung cấp chỉ số Ampe và Vôn. 

(Ảnh: Shutterstock)

Nguyên lý hoạt động chỉ có một, và miễn là các hãng điện thoại có thể tự sản xuất cả điện thoại lẫn bộ sạc, thì họ có thể phát triển công nghệ sạc riêng của mình.

Chiếc Samsung Galaxy S20 sử dụng công nghệ sạc nhanh gần đây nhất mang tên Qualcomm Quick Charge (hiện tại Qualcomm vừa ra mắt thế hệ thứ 5) và có công suất lên đến 45W nếu sử dụng kèm bộ sạc phù hợp.

(Ảnh: Qualcomm)

Công nghệ này sẽ tự động điều chỉnh lượng điện được nạp vào, sao cho pin đầy nhanh nhất có thể mà không làm tăng nhiệt độ pin để tránh cháy nổ. Phần lớn lượng điện sẽ được nạp vào thời gian đầu trong quá trình sạc vì đây là giai đoạn pin lithium-ion có thể chịu được dòng điện lớn.

(Ảnh: Shutterstock)

Ví dụ như công nghệ Warp Charge (độc quyền bởi OPPO) được sử dụng trên OnePlus sẽ tăng cường độ điện đi vào, nhằm tăng tốc độ sạc và giảm lượng nhiệt tạo ra thông qua đế sạc. Khả năng làm mát trên pin điện thoại cũng được cải tiến nên công suất sạc cũng được gia tăng đáng kể. 

(Ảnh: Android Authority)

Ngoài ra, OPPO cũng vừa hé lộ công nghệ sạc nhanh 125W có thể sạc đầy một viên pin 4000mAh trong vòng chưa tới 20 phút. Mỗi bộ phận trong công nghệ này, từ bộ vi xử lý pin cho tới củ sạc đều được thiết kế để tăng hiệu suất sạc. 

Tuy nhiên, các nhà sản xuất thường không tiết lộ quá nhiều về những cải tiến của họ và OPPO cũng chưa xác nhận việc sử dụng công nghệ này trên điện thoại.

(Ảnh: OPPO)

Tương tự như các công nghệ trước, lần này OPPO vẫn sử dụng pin 2 lõi (dual-cell) nhằm sạc song song hai pin cùng lúc giúp đẩy nhanh tốc độ sạc.

Hệ thống sạc mới nhất của OPPO còn sử dụng công nghệ mới nổi mang tên Gallium Nitride (GaN). Công nghệ này gần đây xuất hiện trong các bộ sạc đi kèm của công ty và cả các bên thứ ba cũng ứng dụng nó. GaN có khả năng gia tăng hiệu suất sạc để giúp giảm kích thước củ sạc. 

(Ảnh: Shutterstock)

Về mặt kỹ thuật, Gallium Nitride được dùng làm chất bán dẫn trong củ sạc thay cho silicon. Nhờ vào tính tăng dẫn điện hiệu quả cũng như giá thành rẻ, công nghệ Gallium Nitride là một bước tiến hợp lý cho các nhà sản xuất. 

Sau đó, các bộ sạc lớn cũng sẽ dần được thu gọn. Thay vì phải mang theo một cục sạc laptop to bằng viên gạch, thì giờ đây nó sẽ nhỏ gọn hơn nhiều.

(Ảnh: Anker)

Với hiệu năng hơn hẳn silicon và khả năng tương thích với các dòng laptop và điện thoại hiện nay, một dự án gây quỹ cho bộ sạc mang tên HyperJuice đã cho chúng ta thấy bộ sạc tương lai sẽ như thế nào. 

HyperJuice đưa ra một thiết kế nhỏ gọn nhưng vẫn có hiệu năng cao và khả năng sạc đến 4 thiết bị cùng một lúc. 

(Ảnh: HyperJuice)

Tuy nhiên, có một vấn đề tiềm ẩn trong công nghệ này khiến những ông lớn như Apple còn dè dặt đối với chúng. Đó là sạc nhanh sẽ đồng nghĩa với việc tuổi thọ pin bị giảm. Những linh kiện sẽ phải hoạt động với áp lực lớn dẫn tới việc nhanh xuống cấp. 

Dù các nhà sản xuất đang cố gắng để giảm thiểu sự xuống cấp này nhưng đó sẽ là một khoảng thời gian dài trước khi có sự cải thiện nào đáng kể về tuổi thọ pin. 

Thế nhưng câu hỏi đặt ra là liệu sự xuống cấp này nghiêm trọng đến mức nào so với công nghệ sạc thông thường và liệu bạn có sẵn sàng chấp nhận đánh đổi nó để điện thoại của mình đầy pin 100% trong vòng 20 phút hay không?

Chia sẻ

Bài viết

Tài Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất