Công Nghệ

7 lí do các thiết bị của Apple thuộc hàng khó hack nhất thế giới

Thái Sơn - CTV
Chia sẻ

Không phải ngẫu nhiên mà các thiết bị của Apple lại được những người đề cao tính bảo mật yêu thích đến vậy.

Các thiết bị của Apple nổi tiếng với việc tôn trọng dữ liệu người dùng vào bảo mật. Apple thậm chí còn coi thực tế này là một điểm mạnh khi so sánh với các thiết bị đối thủ. Để làm rõ, cần khẳng định rằng các thiết bị Apple không phải “không thể hack được” bởi các thiết bị như vậy không tồn tại. Song các tính năng bảo mật của Apple luôn được đánh giá cao.

iOS là một bức tường đóng kín

(Ảnh: Shutterstock)

Có thể bạn không còn nhớ nhưng khi chiếc iPhone đầu tiên ra mắt, nó không có bất kì ứng dụng bên thứ ba nào. Điều này đến nay đã thay đổi song Apple luôn “chào đón” các ứng dung bên thứ ba với rất nhiều hạn chế. Đó là lý do vì sao iOS vẫn được gọi là một khu vườn kín cổng cao tường.

Ngay từ đầu, và tới nay, hầu hết ứng dụng cũng chỉ được nhìn thấy một số lượng rất nhỏ các file hệ thống bên trong iOS. Cùng các bước kiểm duyệt ứng dụng nghiêm ngặt, kết quả là chúng ta đang có một kho ứng dụng App Store mà không nhiều các ứng dụng độc hại có thể làm được gì.

Liên tục cập nhật phần mềm

Ảnh: CNET

Khi Apple phát hiện ra một vấn đề hay một điểm yếu hệ thống, nó thường vá lỗi ngay trong bản cập nhật hệ điều hành tiếp theo (hoặc sớm nhất có thể). Đây là một điểm cộng lớn mà Apple/ iOS làm được so với sự phân mảnh của hệ sinh thái Android. Các thiết bị của Apple cũng được thiết kế để người dùng có thể dễ dàng thực hiện nâng cấp mà không có bất kì khó khăn gì.

Các tính năng bảo mật của macOS

(Ảnh: Apple)

Có một thời điểm macOS được xem là một hệ điều hành không thể bị nhiễm virus. Điều này có thể không đúng nhưng thực tế thì đúng là hệ thống Mac ít phải chịu những mối đe doạ từ virus hơn người dùng Windows. macOS còn có rất nhiều tính năng, chế độ bảo mật để đảm bảo sự an toàn cho người dùng như System Integrity Protection, Gatekeeper hay kiểm tra đăng nhập mã.

Mã hoá khắp mọi nơi

(Ảnh: Apple)

Gần như tất cả các hệ thống và thiết bị của Apple đều được mã hoá theo một cách nào đó. Nếu bạn dùng FileVaiult 2 trên Mac, hệ thống của bạn sẽ được mã hoá. Các thiết bị iOS trong khi đó được tự động mã hoá và bảo mật bằng mật khẩu, dấu vân tay hoặc hình ảnh khuôn mặt của người dùng.

Bên cạnh đó, khi dữ liệu người dùng được lưu trong máy chủ Apple, nó được bảo mật từ đầu đến cuối. Cách tiếp cận này áp dụng với cả dữ liệu địa điểm của bạn trong Apple Maps hay các dòng tin nhắn trong iMessages.

Ứng dụng cần xin cấp phép

(Ảnh: Tech Junkie)

Cấp phép cho ứng dụng (App Permissions) là một tính năng không thường được nói đến trong hệ sinh thái Apple nhưng nó lại là một tính năng cực kì quan trọng.

Khi không được cấp phép, các ứng dụng bên thứ ba không thể tiếp cận được nhiều phần quan trọng trong thiết bị của bạn.

Khoá máy từ xa

(Ảnh: Shutterstock)

Thông qua ứng dụng Find My, người dùng có thể thực hiện khoá thiết bị và xoá dữ liệu từ xa trong trường hợp không may máy bị thất lạc. Bằng cách này, ngay cả khi mất máy, bạn cũng không cần lo lắng dữ liệu của mình sẽ “lâm nguy”.

Các tính năng bảo mật được xây lại từ đầu

(Ảnh: Shutterstock)

Apple dùng subkernel của Mac làm nền tảng cho tất cả các hệ điều hành của mình. Ngay cả khi bạn không biết điều này có nghĩa là gì thì bạn cũng chỉ cần nhớ một điều mọi tính năng bảo mật đều được Apple xây dựng từ con số không và được Apple tự xây dựng, thay vì phụ thuộc vào một ứng dụng khác để cung cấp cho người dùng.

Chia sẻ

Bài viết

Thái Sơn - CTV

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất