Sắc màu Cuộc Sống

Vụ chặt cây sưa trăm tỷ ở Hà Nội: Khúc rễ tách đôi dân làng mất ngay chục tấn thóc

Định Nguyễn
Chia sẻ

Trog lúc nhóm công nhân đào gốc cây sưa trăm tỷ ở Hà Nội, một số phần rễ của cây do máy múc xén vào bị gãy, chẻ làm đôi, lộ rõ phần lõi đỏ khiến nhiều người dân tiếc nuối hét lớn “Đừng bới máy nữa mà làm tay đi".

Sáng 27/1, cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính, xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội bắt đầu chặt hạ hai cây sưa trong khuôn viên chùa Phụ Chính dưới sự giám sát của chính quyền địa phương.

Trong khuôn viên chùa Phụ Chính có hai cây sưa đỏ với tuổi đời lần lượt là 130 năm và hơn 50 năm. Năm 2010, thương lái đến trả giá hơn 100 tỷ đồng cho mỗi cây sưa. Trong năm này, người dân cưa một cành cây bán với giá 20,5 tỷ đồng để lấy kinh phí xây đình làng. Trong hôm nay người dân sẽ tiến hành chặt cây sưa đỏ 50 năm tuổi, còn cây sưa 130 năm tuổi sẽ tiến hành chặt hạ vào ngày mai (28/1).

Hai cây sưa trong khuôn viên chùa Phụ Chính bắt đầu bị chặt hạ.

Theo ông Vũ Văn Tuyến, Trưởng thôn Phụ Chính, đến hết trưa 27/1, nhóm thợ được thuê và người dân trong thôn mới tiến hành chặt hạ xong phần cành của cây sưa 50 năm tuổi. Máy múc đã được huy động để đào xung quanh phần gốc, rễ của cây sưa… nhằm chuẩn bị cho việc chặt hạ. Cũng theo ông Tuyến, toàn bộ số gỗ sưa thu được trong sáng nay đã được kiểm đếm, đo đạc, đánh dấu và chuyển vào thùng container để trước trụ sở nhà văn hóa thôn.

Ngoài việc khóa cẩn thận, thôn và xã cũng cử cán bộ, bảo vệ túc trực 24/24h. Phần thân chính và gốc là quý nhất của cây sưa đỏ sau khi được chặt hạ sẽ được đưa vào container nhằm bảo vệ. Qua quan sát, thân của cây sưa nhỏ có đường kính khoảng 60 - 70cm, phần lõi màu đỏ au, chất lượng tốt.

Phần thân chính và gốc là quý nhất của cây sưa đỏ sau khi được chặt hạ sẽ được đưa vào container nhằm bảo vệ.

Nhiều người dân tiếc nuối khi cây sưa quý bị chặt hạ.

Ông Tuyến cho hay, riêng vấn đề giá cả thì địa phương chưa khảo sát và để sau Tết sẽ mời một đơn vị đấu giá giúp đỡ, đưa ra mức giá để tiến hành bán. “Toàn bộ số tiền thu được sẽ để xây dựng các công trình thiết yếu của địa phương và thực hiện theo ý kiến của bà con nhân dân”, ông Tuyến nói thêm.

Ngoài ra trong lúc tiến hành việc đào gốc cây sưa, nhiều phần rễ của cây do máy múc xén vào đã bị gãy, chẻ làm đôi, lộ rõ phần lõi đỏ. Mỗi lần có khúc rễ nào bị chẻ đôi như vậy, người dân lại hét lớn và tỏ ra vô cùng tiếc nuối.

Rất đông người theo dõi quá trình chặt hạ cây sưa.

“Chẻ đôi khúc rễ, lõi thế này là dân làng mất cả chục tấn thóc rồi. Đừng bới máy nữa mà làm tay đi”, một thành viên trong Ban đại diện cộng đồng dân cư nói lớn.

Theo lý giải của vị này, gỗ sưa quý nhất là phần lõi và với lõi đỏ au như ở rễ cây sưa làng Phụ Chính được đào lên như thế này rất có giá.

“Gỗ sưa loại đường kính trên 40cm giờ cũng có giá 20 - 30 triệu/kg; còn nếu bị chẻ đôi, xước thì dù vẫn bán được nhưng giá giảm đi rất nhiều, có khi mất đi 2/3″, vị này phân tích.

Chia sẻ

Bài viết

Định Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất