Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Vua cha băng hà, các hoàng tử tranh giành ngôi báu

Hoàng tử Misuzulu Zulu ở Nam Phi tuyên bố anh là người kế thừa ngôi vị sau khi vua cha qua đời. Điều này đã làm dấy lên một cuộc náo loạn hoàng gia.

Vua Goodwill Zwelithini, người trị vì Vương quốc Zulu ở Nam Phi từ năm 1968, đã băng hà vào hồi tháng 3 ở tuổi 72 vì Covid-19 trên nền bệnh lý là tiểu đường. Theo di chúc của ông, Hoàng hậu Mantfombi Shiyiwe Dlamini Zulu được chỉ định làm nhiếp chính, song bà cũng qua đời sau khi nắm quyền chỉ một tháng. Tình cảnh này đã khiến việc kế vị ngai vàng Zulu rơi vào hỗn loạn.

Vụ náo loạn xảy ra vào tối 7/5, vài giờ sau khi tang lễ của bà Mantfombi diễn ra. Vào thời điểm đó, Hoàng gia Zulu đã công bố di chúc của bà. Trong di chúc, Hoàng tử Misuzulu, 46 tuổi, con trai cả của bà với Vua Zwelithini, được chỉ định là vị vua của xứ Zulu.

Tuy nhiên, một vị hoàng tử khác đã phản đối và làm gián đoạn buổi lễ tại Cung điện Hoàng gia KwaKhangelamankengane ở tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi. Hai cô công chúa cũng đã thắc mắc liệu di chúc của vị vua quá cố có trao cho Hoàng hậu Mantfombi quyền chỉ định người kế vị khi bà qua đời hay không.

Vua cha băng hà, các hoàng tử tranh giành ngôi báu Ảnh 1
Hoàng tử Misuzulu Zul (thứ ba từ phải sang) bên các chiến binh Zulu trong trang phục truyền thống tại Cung điện Hoàng gia KwaKhangelamankengane, ở Nongoma (Ảnh: AP)

Trước đó, Hoàng tử Misuzulu đã mặc áo da báo truyền thống dành riêng cho hoàng gia và kêu gọi sự đoàn kết giữa các thành viên Hoàng gia Zulu tại lễ tưởng niệm của mẹ mình, “Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta sẽ đoàn kết như một gia đình. Chúng ta hãy cạnh tranh ngôi vị một cách hòa bình”

Được biết, Quốc vương Zwelithini có 28 người con với các bà vợ khác nhau. Hoàng hậu Mantfombi không phải là người vợ cả của ông. Ở Nam Phi, vua Zulu không có vị trí chính trị hoặc thậm chí là vị trí không được hiến pháp công nhận, nhưng quyền lực truyền thống của ông được công nhận ở KwaZulu-Natal, nơi ông được cho là "trị vì nhưng không cai trị." Hơn thế nữa, Quốc vương Zulu còn đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách giữa phong tục truyền thống và nền dân chủ hiện đại ở Nam Phi.

Theo Tạp chí Kinh doanh Forbes, giá trị tài sản ròng của Vua Zwelithini được ước tính là gần 20 triệu đô la (khoảng hơn 457 tỷ VND). Hàng năm, chính phủ Nam Phi cấp khoảng 5 triệu đô la (tương đương hơn 100 tỷ VND) ngân sách cho gia đình Hoàng gia Zulu.

Chính vì vậy, vấn đề được quan tâm nhất trong vụ tranh chấp ngôi báu là tài sản kếch xù của Quốc vương Zwelithini và một lượng lớn đất đai vốn là tài sản lâu đời của người Zulu, hiện đang được một quỹ ủy thác giữ. Được biết, quỹ này đang kiểm soát gần 30% diện tích đất đai tại tỉnh KwaZulu-Natal, tương đương khoảng 28.000 km2. Quốc vương Zulu là chủ nhân duy nhất của khối tài sản này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Seattletimes

Nguồn bài viết
Được quan tâm

Tin mới nhất
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc