Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Sau khi Hoàng đế thị tẩm, thái giám sẽ xoa bóp bụng của phi tần để làm gì?

Theo ghi chép, sau khi thị tẩm phi tần, nếu nhà vua nói "không lưu", các thái giám sẽ ấn vào một huyệt đạo trên mông của vị phi tần vừa được sủng hạnh rồi liên tục xoa bóp bụng để "long tinh" chảy ra khỏi thân thể người này.

Theo quy định của Thanh triều, vào thời gian sau bữa tối của mỗi ngày, thái giám Tổng quản sẽ dâng lên cho Hoàng đế một khay đựng các khối kim bài khắc tên những phi tần trong hậu cung. Nếu Hoàng đế muốn sủng hạnh phi tần nào sẽ lật thẻ bài có tên của người đó. 

Trước giờ thị tẩm, phi tần đó sẽ đi tắm rửa sạch sẽ, cởi bỏ y phục, được thái giám kiểm tra kỹ lưỡng. Việc này nhằm để chắc chắn không có bất cứ hung khí nào giấu trong người phi tần khi hàng năm trong hậu cung có thêm rất nhiều nữ nhân mới, cũng được xem là có thêm nhiều mối nguy hiểm. Trong tẩm cung của Hoàng đế vào thời điểm thị tẩm cũng chỉ có Hoàng đế, phi tần và 1-2 thái giám, cho nên để đảm bảo an toàn tính mạng của Hoàng đế, cần phải chắc chắn phi tần không mang theo bất kỳ vật dụng nào.

Sau khi chắc chắn không có bất cứ hung khí nào giấu trong người, phi tần được quấn chăn màu chăn đỏ quanh người. Sau đó, các thái giám sẽ khiêng vị phi tần này đến bên long sàng của Hoàng thượng.

Lúc này, phi tần đó phải tự mình bò lên long sàng và chui vào chăn vì việc đứng quay lưng lại với Hoàng đế được coi là phạm thượng.  

Sau khi Hoàng đế thị tẩm, thái giám sẽ xoa bóp bụng của phi tần để làm gì? Ảnh 1
Ảnh minh họa

Khi Hoàng đế thị tẩm, thái giám sẽ luôn túc trực phía ngoài réo liên tục để Hoàng đế biết được mà kết thúc “công việc” theo đúng quy định. Việc này là giúp nhắc nhở Hoàng đế không nên vui chơi quá đà để đảm bảo sức khỏe.

Sau khi lâm hạnh, họ sẽ bò giật lùi ra khỏi giường, tự cuốn mình vào chăn trước khi được thái giám đưa trở lại về cung.

Đáng chú ý, theo các ghi chép lịch sử, sau khi Hoàng đế sủng hạnh phi tần, thái giám sẽ đến hỏi Hoàng đế có muốn giữ lại hay không? Câu hỏi này có 2 ý nghĩa, một là có muốn đưa vị phi tần kia đi tắm rửa sạch sẽ và rời khỏi tẩm cung hay không? Hai là có giữ lại giống rồng hay không, có cho phi tần kia có cơ hội mang thai hay không.

Nếu Hoàng đế nói "không giữ", thái giám sẽ ấn vào một huyệt đạo trên mông của vị phi tần vừa được sủng hạnh. Sau đó, thái giám sẽ liên tục xoa bóp bụng của phi tần đó, vừa xoa vừa dùng lực ấn mạnh vào các vị trí ở phần bụng. Hành động này khiến tinh trùng mà hoàng đế để lại trong cơ thể họ sau cuộc ân ái chảy ra ngoài.

Đây được xem là một trong những cách tránh thai khẩn cấp kỳ dị bậc nhất trong hậu cung thời bấy giờ.  

Ngược lại, nếu có phi tần được sủng hạnh, thái giám của Kính Sự phòng đều phải ghi chép cẩn thận ngày tháng để đối chiếu, ứng nghiệm nếu vị phi tần đấy có diễm phúc mang long thai.

Xem thêm: Vì sao trước giờ thị tẩm, phi tần phải cởi bỏ y phục, bị thái giám kiểm tra kỹ lưỡng?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Song Long

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tin tốt từ Triệu Lộ Tư
Minh Cúc 'Ly giang hồ' trong 'Độc đạo' và hành trình kiên cường 14 năm chăm con bại não
Luật kinh tế: Ngành học đắt giá trong nền kinh tế hội nhập