Nhiều nhà khoa học lo ngại rằng, mức độ nguy hiểm của nó có thể sánh ngang với Ebola, đồng thời cảnh báo dịch bệnh này có thể lan rộng ra khắp châu Âu.
Với việc tập trung hàng loạt các trại tị nạn đông đúc được cho là sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ để loại siêu khuẩn này sinh sôi và lây lan, lục địa già có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ chống chọi với một trong những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử.
Trước khi IS chiếm đóng và kiểm soát một khu vực rộng lớn ở Syria, Cutaneous leishmaniasi, chứng bệnh ngoài da lây truyền qua vết cắn của loài ruồi cát phlebotomus vẫn còn rất hiếm gặp. Nhưng tính cho đến thời điểm hiện tại, nó đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người trong khu vực.
Thông thường, loại virus này sẽ tấn công và ăn mòn mặt của bệnh nhân. Chúng phát triển từ trong các thi thể thối rữa mà nhóm phiến quân IS bỏ mặc trong đồn lũy của chúng.
Điều kiện vật chất không thể tồi tệ hơn ở các thành phố mà IS chiếm đóng như Raqqa, Deir al-Zour và Hasakah đã giúp cho chủng vi khuẩn Cutaneous leishmaniasi dễ dàng tấn công người bệnh khiến da của họ bị đổi màu, đồng thời gây ra lở loét trên da, khó thở, chảy máu mũi và một số triệu chứng khác.
Dịch bệnh khủng khiếp này trước đây chỉ hoành hành ở Syria, nhưng gần đây do làn sóng di cư ồ ạt từ quốc gia Trung Đông này, hàng trăm các trường hợp nhiễm bệnh cũng đã bắt đầu được ghi nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan.
Trong khoảng thời gian từ 2010 cho đến 2012, ở Lebanon mới chỉ xác nhận 6 trường hợp nhiễm bệnh. Nhưng chỉ tính riêng năm 2013, con số này đã lên tới 1.033 trường hợp. 96% trong số là các bệnh nhân đến từ Syria, theo Bộ Y tế Lebanon.
Chính vì vậy, người ta đang lo ngại rằng, làn sóng di cư ô ạt từ Syria có thể mang theo cả mầm bệnh đến lục địa già.
“Đó là một tình huống tồi tệ. Căn bệnh đã lan rộng đáng kể ở Syria và một số quốc gia khác như Iraq, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí là khu vực Nam Âu , nơi những người tị nạn đổ về.”, Bác sĩ Waleed Al-Salem, chuyên gia y học nhiệt đới cho biết.
“Có hàng ngàn trường hợp nhiễm bệnh nhưng người ta vẫn đánh giá thấp nó vì không ai có thể đếm chính xác số người bị loại virus này tấn công.”
Ông cũng lên tiếng cảnh báo rằng, những người bị ruồi cát đốt sẽ sẽ mất từ hai đến sáu tháng để phát hiện ra triệu chứng bệnh. Vì vậy, họ hoàn toàn có thể không hay biết việc mình bị nhiễm bệnh và vô tình mang trong mình virus tới nơi họ xin tị nạn.
Để phần nào đối phó với tình trạng này, các nhà khoa học đã lên tiếng kêu gọi các bệnh nhân có thể sớm phát hiện ra bệnh để tìm tới các cơ sở y tế để điều trị, đồng thời cải thiện điều kiện trong các trại tị nạn.