Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Tiêm vaccine AstraZeneca: Lợi ích nhiều hơn rủi ro

Máu đông là "tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine". Dù nhiều quốc gia đã giới hạn độ tuổi được tiêm chủng, song WHO vẫn tiếp tục khuyến nghị dùng vaccine.

Lợi ích của việc tiêm vaccine gồm AstraZeneca rõ ràng lớn hơn so với nguy cơ, nhưng điều đó không có nghĩa là không hề xảy ra biến chứng. Thế giới ghi nhận các trường hợp tử vong vì chứng rối loạn đông máu sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

Dựa trên số liệu do Cơ quan quản lý dược phẩm Anh công bố hôm 5/5, giả sử có 10 triệu người được tiêm vaccine AstraZeneca, sẽ có khoảng 40 người bị đông máu, trong đó có 10 người phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Nói cách khác, tỷ lệ tử vong sau khi tiêm vaccine này là 1:1.000.000.

Tiêm vaccine AstraZeneca: Lợi ích nhiều hơn rủi ro Ảnh 1

Trong số 10 triệu người này, 40 người đàn ông và 100 người phụ nữ có thể mắc chứng máu đông ở bất cứ thời điểm nào dù không hề tiêm chủng, tức trung bình khoảng 12 người/tháng. Xấp xỉ 3/4 trong nhóm này sẽ hồi phục, nhưng vẫn có 1 - 2 người đối diện nguy cơ tử vong trong vòng một tháng sau khi xuất hiện máu đông.

Giữa tháng 3, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu dự đoán sẽ có 1 - 2 trường hợp máu đông xuất hiện ở nhóm người được tiêm vaccine trong độ tuổi dưới 50. Tuy nhiên, con số trong thực tế lên đến 12.

Tiêm vaccine AstraZeneca: Lợi ích nhiều hơn rủi ro Ảnh 2

Thế nhưng, nếu ngừng tiêm vaccine cho 10 triệu người nói trên trong một tuần, số ca mắc Covid-19 mới sẽ tăng thêm 16.000. Trong trường hợp nhóm này toàn những người tuổi từ 60 trở lên, có thể 1.000 người sẽ phải nhập viện và 300 người sẽ chết vì đại dịch.

Tuy nhiên, con số này sẽ giảm dần khi áp dụng cho nhóm đối tượng trẻ. Vẫn với bấy nhiêu ca mắc mới, nhưng ở độ tuổi 40, số trường hợp tử vong rơi vào khoảng 16. Với lớp trẻ khoảng 20 - 30 tuổi, con số dự kiến sẽ thấp hơn.

Máu đông là "tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine". Dù nhiều quốc gia đã giới hạn độ tuổi được tiêm chủng, song EMA và WHO vẫn tiếp tục khuyến nghị dùng vaccine.

Trong cuộc họp báo hôm 9/4, tiến sĩ Andreas Greinacher, tác giả nghiên cứu về vaccine AstraZeneca được xuất bản trên Tạp chí Y học New England, cho biết một số người có đặc điểm sinh học hiếm gặp khiến hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể bất thường, sai hướng, phản ứng ngược lại với vaccine.

Khi tiêm chủng, các kháng thể đó dẫn đến tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối, gây ra cả đông máu và chảy máu bất thường. Các nhà khoa học đề nghị đặt tên cho tình trạng này là "giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch do vaccine".

Theo Tiến sĩ Greinacher, đây là "tin tốt" đối với phần đông dân số bởi hầu hết không có đặc điểm sinh học bất thường. “Rất, rất ít người sẽ phát triển sự phức tạp này. Nhưng nếu nó xảy ra, chúng tôi biết cách điều trị cho các bệnh nhân", ông nói.

Nhóm nghiên cứu đề nghị sử dụng thuốc chống đông máu để điều trị các bệnh nhân. Đến nay, phòng thí nghiệm của tiến sĩ Greinacher chỉ xác định được khoảng 40 trường hợp như trên, trong số 1,4 triệu người Đức đã tiêm chủng.

Ông cho rằng những ca tử vong sau tiêm ở người trẻ tuổi là "bi kịch" nhưng con số này là rất nhỏ. Tiến sĩ Greinacher cũng cảnh báo: "Không tiêm chủng sẽ khiến nhiều người bị bệnh nặng hơn".

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Song Long

Được quan tâm

Tin mới nhất
Cơ hội cho Hoa hậu Ý Nhi
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?