Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Thất Tịch - Những điều thú vị ít ai biết về 'ngày lễ tình yêu' ở Trung Quốc

Không chỉ là ngày lễ về tình yêu, Thất Tịch ở Trung Quốc từ xưa còn là ngày tưởng nhớ vị tiên thứ bảy, nàng tiên thêu thùa con gái của Vương Mẫu Nương Nương.

Trong văn hóa lễ hội Trung Quốc, Thất Tịch còn có nhiều tên gọi khác như:  Khất Xảo Tiết, Thất Thư Đản, Xảo Tịch. Đây là ngày hội mà nam nữ tha hồ thể hiện tình cảm cho một nửa kia của mình.  

Lễ hội Thất Tịch ở Trung Quốc bắt nguồn từ đâu? 

Thực chất ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc ban đầu còn được biết đến là ngày tưởng nhớ vị tiên thứ bảy. Theo truyền thuyết Chức Nữ - con gái của Vương Mẫu Nương Nương, chính là nàng tiên thêu thùa dệt vải người thêu lên những đám mây ngũ sắc trên bầu trời, người đã tạo ra tơ tằm. Sự kiện này, người ta gọi là ngày Thất Thư Đản.

Thất Tịch - Những điều thú vị ít ai biết về 'ngày lễ tình yêu' ở Trung Quốc Ảnh 1
Ảnh minh họa. Sohu

Đây là ngày lễ thể hiện sự tôn kính và yêu thương của con người với thiên nhiên cũng như ca ngợi sự giỏi giang của người phụ nữ.  

Trải qua thời gian, Thất Tịch còn được nhớ đến với câu chuyện xưa truyền rằng chàng chăn trâu nghèo Ngưu Lang đem hết lòng yêu thương dành cho nàng tiên dệt vải Chức Nữ. Hai người nên duyên vợ chồng ở trần gian và hạ sinh được một con trai và một con gái. Tuy nhiên không bao lâu sau Chức Nữ phải phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Chàng Ngưu Lang đau khổ mà đuổi theo nhưng lại bị chặn với con sông Thiên Hà - ranh giới giữa cõi trần và cõi tiên. Nhớ thương vợ mình nên chàng Ngưu Lang cứ đứng chờ đợi mãi không chịu rời đi.

Cảm thấu tấm chân tình của chàng đã đồng ý cho đôi lứa được gặp nhau vào ngày Thất Tịch, ngày 7 tháng 7 âm lịch mỗi năm một lần.

Thất Tịch - Những điều thú vị ít ai biết về 'ngày lễ tình yêu' ở Trung Quốc Ảnh 2
Ảnh minh họa. Sohu

Vì vậy cứ đến ngày 7/7 âm lịch những đàn chim trên trời nối lại với nhau thành cây cầu bắc sang sông Thiên Hà cho đôi nam nữ được gặp nhau. Những lần gặp đó đều chan chưa giọt nước mắt nhớ thương tạo nên truyền thuyết mưa ngâu trong ngày Thất Tịch.  

Lễ hội Thất Tịch bắt đầu từ thời Trung Hoa cổ đại xưa, trở nên phổ biến vào thời Tây Hán và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời Tống. Ngày 20/5/2006, lễ hội Thất Tịch đã được Quốc Vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.  

Trong số rất nhiều phong tục dân gian của lễ Thất Tịch, một số đã dần mai một, nhưng một phần đáng kể vẫn được kế thừa và nối tiếp ở thời hiện đại.

Một số hoạt động của người Trung Quốc trong lễ Thất Tịch

Hiện nay, ở Trung Quốc ngày lễ Thất Tịch đã trở thành ngày lễ tượng trưng cho tình yêu và nảy sinh ra văn hóa "Ngày lễ tình nhân của Trung Quốc". Vào ngày này, các cô gái sẽ đi tham gia hoạt động xâu kim thể hiện kỹ năng khéo léo trong nữ công gia chánh. Hoạt động ngày mang ý nghĩa là một lời chúc tốt đẹp đến sự giỏi giang khéo léo của người phụ nữ.  

Đặc biệt, vào ngày này nhiều nơi có tập tục đi gội đầu bằng nước suối. Nếu một cô gái chưa chồng gội đầu vào ngày này không chỉ khiến bản thân trẻ trung, xinh đẹp mà còn dễ dàng tìm được chồng và được thần linh phù hộ.

Thất Tịch - Những điều thú vị ít ai biết về 'ngày lễ tình yêu' ở Trung Quốc Ảnh 3
Ảnh minh hoa. Sohu

Ở một số khu vực phía Nam, sẽ đi "đón sương" vào ngày lễ Thất Tịch. Họ mang theo một chiếc chậu nhỏ, đặt dưới tán cây hoặc nơi nào có sương để hứng. Theo dân gian, sương trong lễ hội Thất Tịch là giọt nước mắt của Ngưu Lang và vị tiên dệt vải Chức Nữ. Nếu những giọt sương rơi trúng mắt hoặc tay người có thể sẽ gặp may mắn.  

Tuy nhiên, theo văn hóa dân gian ở Trung Quốc, ngày Thất Tịch cũng có một số việc không nên làm. Ví dụ như không ăn thịt chim vì nếu ăn thì vận may hôn nhân sẽ trở nên tồi tệ. Người đã kết hôn sẽ cãi vã không dứt, người chưa kết hôn sẽ không tìm được nửa kia.  

Thất Tịch - Những điều thú vị ít ai biết về 'ngày lễ tình yêu' ở Trung Quốc Ảnh 4
Ảnh minh hoa. Sohu

Không tặng giày cho đối phương, bởi tặng giày mang ý nghĩa cho sự chia lìa, người đã kết hôn có thể đối mặt với ly hôn, người chưa kết hôn có thể đối mặt với chia tay. Mặt khác "giày" và "ác" là từ đồng âm trong tiếng Trung. Gửi giày tương đương với "gửi tà", là một câu nói xui xẻo mang đến cho đối phương những linh hồn ma quỷ. Vì vậy người Trung Quốc không chọn giày làm quà trong lễ Thất Tịch.  

Đặc biệt, người Trung Quốc không kết hôn vào ngày Thất Tịch. Bởi xét cho cùng câu chuyện tình của Ngưu Lang và Chức Nữ dù cảm động nhưng lại là một câu chuyện buồn. Nếu lấy nhau ở đây có thể báo hiệu hai người sẽ phải xa cách sau khi kết hôn.  

Hơn nữa, các cuộc hôn nhân đều là những con số chẵn, gọi là “thuận lợi có đôi”, ngày rằm tháng bảy thuộc về số lẻ.  Ngoài ra, theo Trung hoa xưa “bảy” không phải là ngày tốt lành, vì vậy Thất Tịch không phải là ngày đẹp để kết hôn.  

                                                                                Theo Sohu

Xem thêm: Lý do Tử Cấm Thành vẫn 'bất tử' dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thiên An

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc