Tiến sĩ John Millis, nhà vật lý và thiên văn học người Mỹ, đang công tác tại Đại học Anderson ở Indiana, đã chia sẻ về những vấn đề phải đối mặt khi đồng ý với các phi hành gia có ý định sinh hoạt tình dục ngoài không gian. Ông đã so sánh quan hệ ngoài không gian với việc làm chuyện đó khi nhảy dù và khẳng định rằng “chuyện đó chưa chắc là không thể”.
Ông nói: “Những vấn đề liên quan đều xoay quanh các yếu tố rơi tự do, vi trọng lực và môi trường mà các phi hành gia trải nghiệm”.
“Hãy tưởng tượng tới việc 'làm chuyện đó' khi nhảy dù - mỗi cú đẩy hoặc 'chạm' sẽ đẩy bạn đi theo hướng ngược lại. Dù bạn có chạm vào người đối phương nhẹ đến cỡ nào đi chăng nữa thì điều đó cũng có thể gây ra khó khăn cho việc giữ 'kết nối' nếu cả hai người không được giữ chặt”.
“Các phi hành gia phải tự chống lại tác động của môi trường không gian, và thậm chí là bản thân họ. Một chiếc túi ngủ chung hoặc tương tự như thế có lẽ sẽ hiệu quả nhất”.
Nhưng nếu cặp đôi có ý định 'đi xa' hơn thì cũng sẽ gặp nhiều vấn đề hơn mà thôi. Tiến sĩ Millis giải thích rằng trong môi trường vi trọng lực, máu được bơm lên đầu sẽ dễ dàng hơn là bơm xuống “công cụ làm việc”, đặc biệt là đối với đàn ông, điều này sẽ khiến cho họ gặp rất nhiều trở ngại về mặt tâm lí cũng như sinh lí.
Thêm một yếu tố nữa khiến cho việc này trở nên khó khăn hơn đó là ở ngoài không gian, nồng độ testosterone ở nam giới bị giảm mạnh, khiến ham muốn của họ cũng giảm theo.
Ông nói thêm: “Trên thực tế, trái tim sẽ co lại theo thời gian các phi hành gia ở lại dài hơn trên quỹ đạo.
“Điều đó cũng có nghĩa là máu sẽ xuống các chi dưới hơn, đây cũng chính là khu vực mà cơ thể kéo dãn ra khi tạo sự cương cứng”.
Millis nhấn mạnh, quan hệ tình dục ngoài không gian sẽ vô cùng ẩm ướt, vì bởi vì khi ấy mồ hôi sẽ ra nhiều và dính lấy cơ thể, không những thế nó còn trôi nổi xung quanh ca bin.
Tuy nhiên, giới học thuật tin rằng dù có khó khăn nhưng người nam và người nữ “chắc chắn có thể cảm thấy phấn khích và đạt 'cao trào' trong không gian”.
Trong cuốn sách Life in Space, kỹ thuật viên của NASA, Harry Stine, tuyên bố cơ quan vũ trụ đã có thể mô phỏng lại việc sinh hoạt ngoài không gian.
Ông này nói: “Có thể thực hiện được nhờ sự trợ giúp từ người thứ ba, người này sẽ đứng bên ngoài và giữ một trong hai người kia đứng yên một chỗ”.
Tác giả và nhà phát minh khoa học viễn tưởng Mỹ, bà Vanna Bonta đã chế tạo ra một bộ trang phục gọi là 2suit để giúp các phi hành gia dễ dàng hơn trong chuyện sinh hoạt ngoài không gian.
Vanna nảy ra ý tưởng trong khi cô và chồng đang tham gia chuyến bay không trọng lực và không thể ôm nhau vì không có trọng lượng. 2suit có nắp lớn mở ra ở khớp háng và có lớp khóa dán, cho phép người dùng “gắn kết” với nhau, giúp họ “quan hệ” dễ dàng hơn.
Đã ai từng thử “quan hệ” ngoài không gian chưa?
Năm 1982, vụ phóng vũ trụ đầu tiên có sự tham gia của cả nam và nữ - đây là một nhiệm vụ của Liên Xô đến nhà ga Salyut 7.
Tuy nhiên, người phụ nữ duy nhất trên tàu, bà Einil Savitskaya, đã kết hôn.
Cặp vợ chồng đầu tiên bay vào vũ trụ là những người Mỹ Jan Davis và Mark Lee - cả hai đã yêu nhau tại một trại huấn luyện của NASA. Họ đã kết hôn bí mật ngay trước nhiệm vụ vào năm 1991 vì chính sách của cơ quan rất nghiêm ngặt, phản đối tất cả các hành động yêu đương trong không gian vì việc đó có thể làm hỏng động lực của cả đội.
Bất chấp những tin đồn về mối quan hệ trên tàu, cả Davis và Lee đều chưa bao giờ tiết lộ việc họ có phải là cặp đôi đầu tiên ra ngoài không gian hay không.
Chưa dừng lại ở đó, phi hành gia người Nga Valery Polyakov lại tiếp tục trở thành đối tượng bàn tán, từ 1992 đến 1993, ông đã trải qua 14 tháng kỷ lục trong không gian trong chuyến đi cô đơn một mình.
Nhà thám hiểm người Nga được cho là đã khá thân thiết với phi hành gia Elena Kondakova trong thời gian họ ở cùng nhau trên trạm vũ trụ Mir.
Nhưng cặp đôi và các quan chức của điện Kremlin đã giận dữ, phủ nhận những tuyên bố rằng họ đã 'quan hệ' trong chiếc cabin chật chội.
Trong nhật ký của mình, Polyakov đã thảo luận về việc bị tra tấn bởi những suy nghĩ về sự thô lỗ trong khi thực hiện nhiệm vụ dài và gian khổ của mình với Elena.
Ông viết: “Không cần phải nói ra chúng tôi mong đợi những gì”.
Ông cũng đề cập rằng cấp trên đã đề nghị ông mang theo búp bê tình dục trong suốt nhiệm vụ - nhưng ông sợ mình sẽ quá phụ thuộc vào nó.
Polyakov kể vào năm 2000, các phi hành gia người Nga đã được tặng phim để giải tỏa căng thẳng trong những đêm dài và cô đơn.
Ông nói: “Dịch vụ hỗ trợ tâm lý đã gửi cho chúng tôi một số bộ phim hay, 'đầy màu sắc', giúp phục hồi ý chí của chúng tôi”.
“Không có gì phải xấu hổ cả. Đàn ông nghĩ về những điều đó - người ta không thể quay lưng lại với họ”.
Có lẽ chuyện tình dục ngoài không gian xấu xí nhất là của tác giả người Pháp Peirre Kohler, ông tuyên bố NASA đã thực hiện một nghiên cứu về các tư thế “quan hệ” trong môi trường không trọng lực. Người này nói NASA còn là đơn vị đầu tiên quay phim người lớn ngoài không gian.
Ông ta chỉ vào một bản báo cáo (hóa ra là một trò lừa bịp), có nói đến 10 tư thế khác nhau. 6 trong số đó yêu cầu có dây thun hoặc một chiếc ống giống như túi ngủ.
Vào năm 2015, một công ty về phim người lớn đã đưa ra kế hoạch táo bạo đó là quay phim trong không gian.
Trang này đã cố gắng gây được một khoản quỹ 3,4 triệu đô trong 60 ngày cho bộ phim - với sự tham gia của các diễn viên phim người lớn Eva Lovia và Johnny Sins. Nhưng cuối cùng, công ty chỉ kêu gọi được khoảng 230.000 đô, còn dự án phim thì vẫn dang dở.
Em bé sinh ngoài không gian liệu sẽ khỏe mạnh bình thường?
Tiến sĩ Millis nói có hai vấn đề chính của việc mang thai “thành công” trong không gian là mức độ phóng xạ cao hơn ngoài bầu khí quyển của Trái đất và tác động của môi trường vi trọng lực đối với em bé đang phát triển.
Ông nói: “Đối với thai nhi đang trong giai đoạn hình thành, độ phóng xạ cao hơn sẽ gây biến dạng và đột biến tế bào, có thể khiến cho thai kỳ dừng lại trước khi đạt đủ tháng”.
“Thông thường khí quyển và từ trường của Trái đất bảo vệ chúng ta khỏi mọi vùng ảnh hưởng của bức xạ vũ trụ và gió mặt trời. Tuy nhiên, khoảng trống trong không gian khiến việc ngăn chặn bức xạ xâm nhập vào cơ thể chúng ta, đặc biệt là khi tiếp xúc lâu với ánh sáng, trở nên khó hơn rất nhiều”.
Thảo luận về vấn đề với trọng lực vi mô, ông nói tiếp: “Do trọng lực không đáng kể nên cấu trúc xương của thai nhi không thể hình thành chính xác, từ đó cơ thể trẻ nhỏ không thể phát triển thành công được. Một vấn đề khác gây nguy hiểm đến tính mạng nữ phi hành gia đó là mang thai ngoài tử cung”.
NASA cấm quan hệ tình dục ngoài không gian còn là vì những rủi ro mà người phụ nữ mang thai sẽ gây ra cho nhiệm vụ của họ. Đó là chưa nhắc tới nguồn tài nguyên thực phẩm, vật tư y tế và nguồn oxy cũng bị ảnh hưởng bởi người mẹ mang thai ngoài không gian.