Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Rắn viper hai đầu cực hiếm lẻn vào nhà dân ở Ấn Độ

Loài rắn viper hai đầu quý hiếm mang nọc độc cực mạnh đã xuất hiện tại nhà một người dân ở Kalyan, bang Maharashtra (Ấn Độ).

Ngày 7/8, chuyên gia bắt rắn Prem Aher và các nhân viên kiểm lâm đến nhà ông Dimple Shah ở Kalyan, bang Maharashtra để "tóm" con rắn viper hai đầu dài 11 cm đang lảng vảng sau vườn. Được biết, đây là một con rắn hổ bướm Russell's viper, vốn được xếp vào những loài rắn kịch độc hàng đầu thế giới nói chung và châu Á nói riêng, đồng thời là một trong 4 loài rắn độc nhất Ấn Độ (gồm hổ mang Ấn Độ, cạp nong, hổ bướm và rắn lục hoa cân).

Các cán bộ kiểm lâm cho biết: "Con rắn vẫn còn sống và đã được đưa đến trung tâm bảo tồn động vật hoang dã. Theo quy định của Bộ Lâm nghiệp, chúng tôi không thể tiết lộ địa chỉ của cơ sở đang chăm sóc nó". Theo Susanta Nanda thuộc Bộ Lâm nghiệp Ấn Độ, những cá thể bị đột biến gene dẫn đến ngoại hình dị dạng như con rắn hai đầu này thường khó mà sống lâu trong môi trường tự nhiên.

"Rắn hổ bướm Russell's viper nguy hiểm hơn nhiều so với hầu hết các loài rắn độc khác, bởi dù nạn nhân có may mắn sống sót sau khi bị cắn, nọc độc của rắn vẫn sẽ để lại di chứng trên cơ thể họ", ông nói thêm. Những người may mắn vượt qua cửa tử sau khi bị rắn cắn sẽ phải đương đầu với hội chứng xuất huyết tuyến yên, hóa thành một đứa trẻ như ở độ tuổi trước dậy thì. 

Tuy là một trong những loài rắn mang nọc độc mạnh nhất thế giới, song rắn hổ bướm Russell's viper hai đầu có tỷ lệ sống sót trong tự nhiên rất thấp do đặc điểm gene bất thường. Mỗi cái đầu của nó dài hơn 2 cm, có ý thức và khả năng săn mồi độc lập. Theo nghiên cứu của Đại học Michigan, rắn hổ bướm Russell's viper là thủ phạm gây ra hàng nghìn ca tử vong vì rắn cắn mỗi năm. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Mirror

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tin tốt từ Triệu Lộ Tư
Minh Cúc 'Ly giang hồ' trong 'Độc đạo' và hành trình kiên cường 14 năm chăm con bại não
Luật kinh tế: Ngành học đắt giá trong nền kinh tế hội nhập