Mới đây, một gia đình ở Coimbatore, miền nam Ấn Độ, đã vô cùng bàng hoàng khi phát hiện một con rắn hổ mang trắng dài 1,5m trôi vào nhà do nước mưa.
Sau khi phát hiện ra con rắn bạch tạng, người dân đã báo cho tổ chức phi lợi nhuận chuyên bảo vệ động vật hoang dã đến xử lý. Phát ngôn viên cho biết đây là con rắn hổ mang Ấn Độ cực hiếm bởi nó mắc chứng bạch tạng.
Bạch tạng khởi nguồn từ các rối loạn sắc tố di truyền, trong đó đa phần những sinh vật bạch tạng sinh ra đều có da hoặc lông biến thành màu trắng hoặc màu hồng, đôi mắt màu đỏ hoặc tím. Từ lâu, động vật bạch tạng đã là một niềm đam mê đối với con người từ thời cổ đại. Vì sự hiếm hoi và vẻ đẹp của chúng, động vật bạch tạng chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của đám đông tại vườn thú. Trong một số nền văn hóa, chúng được coi là sinh vật thiêng liêng.
Theo tín ngưỡng địa phương, rắn hổ mang ở Ấn Độ được xem như loại động vật thân quen. Đặc biệt, rắn hổ mang bạch tạng còn được người dân địa phương tôn sùng như một vị thần hoặc biểu tượng tâm linh huyền bí. Chính vì thế, khi rắn hổ mang trắng xuất hiện, người dân không dám đánh đuổi hay tác động đến nó, họ lập tức gọi điện, báo cáo chính quyền.
Đối với con rắn hổ mang trắng trôi vào nhà dân, thợ bắt rắn giao nó cho nhà chức trách địa phương. Các chuyên gia đánh giá tình trạng con rắn kết luận nó rất khỏe mạnh và sẵn sàng để thả đi. Cuối cùng, họ thả con rắn vào vùng rừng đa dạng sinh học, có thể cung cấp môi trường sống phù hợp cho nó. WNCT nhấn mạnh đây là bước cần thiết giúp bảo tồn loài vật và góp phần duy trì cân bằng sinh thái trong khu vực.
Xem thêm: Chàng trai 27 tuổi vượt 2000km phát loa bên tai đức Phật cầu nguyện, nghe lời bày tỏ mà phì cười