Cá voi sát thủ là một sinh vật to lớn và xinh đẹp. So với cá voi thường, ngoại hình của cá voi sát thủ, từ hình dáng, kích thước và màu sắc đều không có nhiều điểm khác biệt. Vậy nên, việc ngư dân phát hiện ra những đặc điểm khác biệt cơ bản giữa cá voi sát thủ và cá voi thường, bao gồm vóc dáng mỏng hơn, nhiều quầng mắt trắng nhỏ và hẹp hơn, vây lưng sắc nhọn… đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học.
Vào tháng 1, một đội nghiên cứu gồm các chuyên gia và nhà khoa học trên thế giới đã theo dấu những kẻ “mạo danh” cá voi sát thủ, thu thập các mẫu thử nhằm phục vụ cho việc xét nghiệm gen. Kết quả cuộc nghiên cứu sẽ trả lời câu hỏi: Liệu đây có phải là loài sinh vật mới, khác hẳn loài cá voi sát thủ mà chúng ta biết đến trước đó hay không?
“Chúng tôi đang vô cùng hồi hộp chờ đợi kết quả của cuộc xét nghiệm gen lần này”, Bob Pitman, nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Khoa học và Thủy sản Tây Nam, Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Mỹ, La Jolla, bang California, Mỹ hào hứng chia sẻ trong một bài phỏng vấn. “Cá voi sát thủ loại D có thể là sinh vật to lớn duy nhất chưa được tìm thấy trên Trái đất. Phát hiện lần này sẽ là một minh chứng rõ ràng cho thấy hiểu biết về thế giới dưới nước của con người hạn hẹp thế nào.”
Cho đến thời điểm hiện tại, việc có tồn tại loài sinh vật mới này hay không vẫn còn rất mơ hồ, chủ yếu dựa trên câu chuyện kể của các ngư dân Mỹ và vài bức ảnh ít ỏi.
Thông tin về loài cá voi bí ẩn lần đầu xuất hiện vào năm 1955, khi 17 cá thể cá voi lạ mắc cạn tại bờ biển New Zealand. Khác với cá voi sát thủ, những con cá voi này có kích thước nhỏ hơn, phần đầu to và phần mõm cùn hơn. Những con cá voi bị mắc cạn cũng sở hữu vây lưng hẹp và nhọn hơn, những mảng trắng trên mắt cũng nhỏ hơn nhiều so với những con cá voi sát thủ điển hình. Các nhà khoa học tại thời điểm đó đã suy luận rằng, đám cá voi đơn giản chỉ là sản phẩm gây nên bởi sự lỗi gen tồn tại trong cơ thể chúng.
Sau đó, vào năm 2005, một nhà khoa học người Pháp đã đưa cho ông Pitman những tấm ảnh chụp những con cá có hình dáng “kì quặc” đang ăn trộm cá của ngư dân trên đảo Crozet, phía Nam Ấn Độ Dương. Những con cá, với hình dáng y hệt những con cá từng mắc cạn trên bờ biển New Zealand vào năm 1955 trước đó, được chụp khi đang bơi cách xa đảo Crozet khoảng 9000 ki lô mét. Điều này đã làm dấy lên luồng ý kiến cho rằng, rất có thể loài cá “độc đáo” kia đã mở rộng phạm vi hoạt động của chúng lên rất nhiều lần so với cách chúng ta thường nghĩ .
Suốt vài năm sau đó, ông Pitman cùng với các cộng sự của mình đã thu thập hàng ngàn hình ảnh từ các khách du lịch và từ các tàu thuyền hoạt động trên Biển Nam với hy vọng tìm ra bức chân dung rõ nét nhất về loài cá bí ẩn. Cho đến năm 2010, nhóm của ông Pitman đã thu được 6 bức ảnh về loài cá mà nhóm ông gọi là cá voi sát thủ “loại D”.
Những bức ảnh về loài cá voi loại D được chụp ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất trên thế giới, những vùng vốn nổi tiếng với sức gió khủng khiếp. Nếu đây là nơi cá voi loại D sinh sống, thì việc các nhà khoa học chỉ mới phát hiện ra chúng gần đây không phải là không có cơ sở.
Sau hàng năm trời thu thập thông tin về loài cá voi lạ, ông Pitman quyết định thực hiện một chuyến thám hiểm đại dương để chứng minh mọi câu chuyện thực hư về sinh vật bí ẩn này. Đi cùng ông Pitman lần này có các chuyên gia về sinh vật biển. T
rong chuyến thám hiểm vào tháng 1/2019 mới đây, nhóm chuyên gia đã tìm thấy dấu vết của một nhóm gồm 30 con cá voi loại D ở gần bờ biển Argentina. Họ đã dành 3 giờ đồng hồ bên lũ cá, đồng thời ghi chép hình dáng cũng như ghi lại những âm thanh chúng phát ra phía trên và dưới nước. Các nhà khoa học cũng thu thập được mẫu sinh thiết, vài mẫu da nhỏ để phục vụ cho việc xét nghiệm gen để đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi: Liệu có tồn tại mối quan hệ nào giữa cá voi sát thủ điển hình và cá voi sát thủ loại D hay không?
Việc phát hiện ra cá voi loại D, theo ông Pitman và các nhà khoa học, sẽ là minh chứng rõ ràng cho việc cuộc sống dưới đáy đại dương còn rất nhiều điều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết.