Động lực của họ rất đơn giản, chỉ là sự đam mê và thấy trải nghiệm này làm cho cuộc sống trở nên thú vị và đáng sống hơn.
Nhóm bao gồm 4 người Nga và 1 người Pháp cùng sống ở Matxcova với tên gọi Rudex, nghĩa là “mái nhà và sự khám phá”.
Niềm đam mê “kì lạ” trên đã giúp họ chạm tay tới đỉnh một số tòa nhà nổi tiếng nhất của thành phố và cũng đưa họ tới nhà tù ít hôm khi có lần bị cảnh sát bắt gặp. May mắn thay, không có ai bị thương kể từ khi nhóm bắt đầu hoạt động vào năm 2008.
Những gì họ làm đã phản ánh và thay đổi cách nghĩ của người Nga về những cuộc thám hiểm, khám phá các địa danh, đặc biệt là thành phố nơi họ sinh sống. Nơi nào càng bí hiểm, càng cao lại càng thu hút sự quan tâm khám phá của nhóm bạn trẻ này.
Lần leo cao nhất của Konstantin Drykin là một căn chung cư cao 176 mét (khoảng 528 ft) xây từ thời Stalin, gần điện Kremlin vào tháng 8 năm 2014.
Một “người nhện” khác là Georgy Lanchevskiy, cũng bắt đầu việc trải nghiệm mạo hiểm này vào năm 2013, khi chèo lên đỉnh của tòa nhà Đại học Mátxcơva, cao 240 mét. Thật lạ lùng, việc nguy hiểm chết người và có thể bị cảnh sát bắt lại tạo cho anh cảm giác hưng phấn hơn bao giờ hết, anh nói.
Cũng trong mùa hè năm ấy, Lanchevskiy đã mang niềm đam mê của mình tới Minsk, thủ đô của Belarus. Anh ta cho biết: “Mái nhà đầu tiên của chúng tôi leo ở đó là tháp đồng hồ đối diện với tòa nhà của KGB. Hôm sau, chúng tôi lại tiếp tục leo lên mái trường Đại học Sư phạm, ngay bên cạnh trụ sở Chính phủ.”
Phong trào này không mang màu sắc chính trị. Tuy nhiên, trong một chương trình liên quan tới đổi mới đô thị đã công bố một số bức ảnh mà những thanh niên trong nhóm chụp về các tòa nhà đang xuống cấp hoặc an ninh không đảm bảo rồi đưa chúng lên phương tiện truyền thông.
“Một vài người thích đi nhảy dù, một số đi nhà thờ, một số lại thích trượt tuyết. Nhưng tôi thích leo lên các tòa nhà” Grigory Shukhov nói. “Tôi thích cảm giác được leo lên đỉnh cao và hít hà không khí trên đó, thật lãng mạn.”
Một số người trong nhóm Rudex nói rằng, họ sợ các nhà chức trách sẽ đưa ra các đạo luật nhằm cấm “hoạt động giải trí” này hoàn toàn, có lẽ do họ lo ngại hoạt động của chúng tôi sẽ mang hệ lụy không tốt cho những đứa trẻ khi chúng nhìn thấy hoặc bắt chước. Thực tế, những người có sở thích khám phá lại làm cho cuộc sống sinh động hơn, như vậy là có ích cho cuộc sống.
“Nếu chúng ta cứ cấm mọi thứ để có được sự an toàn tuyệt đối, thì mọi thứ thật nhàm chán”, Shukhov nói.