Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Nhiều phi công của Lion Air từng bị bắt vì sử dụng ma túy đá

Liên tiếp trong các năm năm 2011 đến 2017, nhiều phi công của hãng hàng không giá rẻ Lion Air từng bị bắt giữ và điều tra vì sử dụng methamphetamine - ma túy đá.

Theo Sydney Morning Herald, nhiều phi công của Lion Air, hãng hàng không có máy bay chở 189 người gặp nạn hôm nay (29/10) tại vùng biển ngoài khơi Tây Java của Indonesia, đã liên tục sử dụng methamphetamine dẫn đến các cuộc điều tra và bắt giữ trong nhiều năm kể từ năm 2011.

Phi công của Lion Air bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái do dùng ma túy đá tại khách sạn. Ảnh: indonesiaexpat

Gần đây nhất, tháng 12/2017, cảnh sát bắt giữ MS, một phi công cấp cao của Lion Air, vì nghi ngờ ông này sử dụng ma túy đá trong phòng khách sạn ở ở Kupang, Đông Nusa Tenggara. Năm 2015, Cơ quan chống Ma túy Indonesia (BNN) bắt giữ một phi công cùng hai tiếp viên của hãng hàng không giá rẻ này tại một “bữa tiệc ma túy” ở tỉnh Nam Tangerang.

Năm 2012, một phi công của Lion Air dương tính với ma túy đá sau khi bị bắt tại một khách sạn ở tại thành phố Surabaya chỉ vài giờ trước một chuyến bay. Một số vụ bắt giữ phi công Lion Air khác diễn ra vào các năm từ 2011 tới 2013.

Trong một bài báo vào thời điểm đó, tờ New York Times cho rằng, công việc quá áp lực có thể là nguyên nhân khiến các phi công sử dụng ma túy đá nhằm tăng cường sự tập trung và tỉnh táo. Một lý do khác là các phi công dùng ma túy đá để tăng cảm giác hưng phấn trong các cuộc vui chơi.

Tại Indonesia, ma túy đá được gọi là “shabu-shabu”. Meth vượt qua cần sa, trở thành loại chất gây nghiện được tiêu thụ nhiều nhất ở quốc gia này.

Với các trường hợp phi công bị phát hiện và bắt giữ vì dùng ma túy, hãng Lion Air đều tuyên bố điều tra và xử lý thích đáng, thậm chí là đuổi việc. Theo hãng này, vào mỗi buổi sáng, các phi công và tiếp viên đều phải kiểm tra nước tiểu trước chuyến bay đầu tiên trong ngày. Đặc biệt, việc kiểm tra sức khỏe phi công được thực hiện định kỳ 6 tháng một lần.

Ngoài những scandal phi công sử dụng ma túy đá, hãng Lion Air còn sở hữu một hồ sơ kém an toàn khi để xảy ra nhiều vụ tai nạn. Tháng 11/2004, chuyến bay Lion Air 538 chở 153 hành khách bị rơi do xử lý hướng gió không chính xác trong thời tiết xấu khiến 25 người tử nạn. Tháng 3/2006, chuyến Lion Air 8987 bị rơi khi hạ cánh ở sân bay quốc tế Juanda do một lỗi về động cơ khiến máy bay chệch phải bên phải, không thể đáp chính xác xuống đường băng. May mắn thay, không có ai tử vong nhưng máy bay đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Gần đây nhất, vào tháng 4/2018, một chiếc máy bay của Lion Air đã trượt ra khỏi đường băng do hỏng một động cơ tại sân bay Djalaluddin của tỉnh Gorontalo. May mắn thay, 174 hành khách và 7 phi hành đoàn không ai gặp chấn thương nghiêm trọng nhưng sân bay đã phải đóng cửa 16 tiếng để giải quyết vụ việc.

Liên minh châu Âu (EU) từng cấm hãng hàng không Lion Air bay vào không phận của các nước thành viên vào năm 2006 và chỉ gỡ bỏ lệnh này 10 năm sau đó. Đánh giá gần đây về mức độ an toàn của hãng hàng không Lion Air đã được tổ chức hàng không dân dụng quốc tế nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, sau khi máy bay Boeing 737 MAX-8 của Lion Air này rơi vào sáng nay (29/10) chỉ sau vài phút sau khi cất cánh lại khiến dư luận đặt câu hỏi về các quy tắc chuẩn an toàn hàng không của hãng này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Bích Ngọc.

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc