Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Nhân viên thiêu xác: Những người khốn khổ trong đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ

Số người chết do Covid-19 ở Ấn Độ liên tục tăng với tốc độ chóng mặt. Trong hoàn cảnh đó, những người làm công việc thiêu xác luôn phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, nguy hiểm.

9h sáng, Arvind Gaekwad và Gautam Ingle đang chuẩn bị cho ca làm việc bận rộn ở lò hoả táng. "Một thi thể đang được đưa tới, nhiều xác chết khác sẽ đến đây trong hôm nay", cả hai chia sẻ với hãng tin DW (Đức). Theo lời thân nhân, người đã khuất không phải qua đời vì Covid-19.

Nhưng khi thi thể đến nơi, giấy chứng tử viết rõ người này tử vong vì sốc nhiễm khuẩn do hội chứng suy hô hấp cấp tính, nguyên nhân phổ biến gây ra cái chết đối với bệnh nhân COVID-19.

Gia đình không làm xét nghiệm PT-PCR để kiểm tra xem người đã khuất có mắc bệnh hay không. Họ chỉ nói với nhân viên lò hỏa táng rằng người thân của họ được xác nhận âm tính vào 6 ngày trước khi chết.

Nhân viên thiêu xác: Những người khốn khổ trong đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ Ảnh 1
Vào tháng 3 và tháng 4, các công nhân ở lò hỏa táng này mỗi ngày thiêu hàng chục thi thể.

Ngày thiêu xác, có ít nhất 30 người thân của bệnh nhân tới lò hoả táng, vi phạm quy định cấm tụ tập quá 20 người ở tang lễ của chính quyền Maharashtra. Nhân viên cố giải thích và khuyên gia đình tuân thủ hướng dẫn, nhưng đều bị gạt đi.

"Chúng tôi cố hết sức để tuân theo quy định của chính phủ, nhưng nếu gia đình bệnh nhân đánh đập hoặc đe dọa thì cũng chẳng làm gì được. Cả đội chỉ có 5 nhân công, không đủ khả năng chống lại nhóm 20-30 người", một nhân viên giấu tên nói.

Arvind kể rằng có nhiều trường hợp sau khi hỏa thiêu xong mấy ngày, người nhà bệnh nhân mới thông báo người thân của họ chết vì nhiễm Covid-19. "Thật chẳng khác gì lấy mạng sống của chúng tôi ra làm trò đùa. Chẳng có gì để bảo vệ cả. Nếu cố gắng nhập viện vì có dấu hiệu nhiễm Covid-19, chúng tôi sẽ bị từ chối vì bị xem là 'không sạch sẽ'", Arvind cay đắng.

Tại nhà hoả táng, Arvind vừa lấy chiếc khăn mùi xoa che mặt vừa dọn dẹp lò thiêu, chứ không thể dùng khẩu trang y tế N95. Những người khác phải tiếp xúc gần với thi thể cũng không mặc đồ bảo hộ cá nhân (PPE), chỉ vì họ không có. "Chúng tôi không được xem là nhân viên ở tuyến đầu chống dịch", anh chia sẻ.

Nhân viên thiêu xác: Những người khốn khổ trong đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ Ảnh 2
Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người chết luôn thường trực đối với các nhân viên hỏa táng.

Mức lương mà những nhân viên này được nhận cũng không cao, nếu chẳng may nhiễm bệnh, họ sẽ không đủ tiền trang trải. Theo Deepak Gaikwad, một nhà hoạt động xã hội tại địa phương, tiền lương trung bìnhcho những nhân viên như Arvind là khoảng 15.000 rupee (khoảng 205 USD)/tháng, không kèm theo bất cứ dịch vụ bảo hiểm gì, dù là thân thể hay tinh thần. Công việc này còn hết sức bấp bênh, người lao động toàn là nhân viên hợp đồng và có thể mất việc bất kỳ lúc nào.

Theo phong tục Ấn Độ, xương của người đã khuất cần được rút bỏ và ngâm trong dòng sông thiêng. Gaikwad cho biết ông chủ nhà hoả táng đã gửi thư cảnh cáo các nhân công nhận "hối lộ" từ gia đình của những người đã khuất để rút xương người chết. Nếu tiếp tục, họ sẽ bị phạt tiền hoặc đuổi việc.

Bác sĩ Sahil Singh, người công tác tại bệnh viện V-Medica ở thành phố Gurgaon thuộc bang Haryana, cho biết ngoài Covid-19, nhân viên lò hoả táng phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao đối với các bệnh như HIV, viêm gan, thương hàn, tả và lao.

Nhân viên có thể bị lây bệnh nếu chạm vào thi thể sai cách lúc hỏa thiêu, hoặc dùng tay không để nhặt xương theo yêu cầu của gia đình người chết. Nguy cơ càng cao hơn nếu bệnh nhân chết vì Covid-19 nhưng không được chứng thực. Những thi thể này thường không được bọc túi nylon y tế trước khi chuyển đến lò thiêu. Virus cũng có thể bám trên xe cấp cứu vì nhân viên y tế không có thời gian vệ sinh kỹ càng.

Ở Uttar Pradesh và Delhi, nhiều thi thể chưa thành tro đã bị ném ra để nhường chỗ cho tử thi khác. Các nhân công của lò hỏa táng Turbhe cũng chịu nhiều áp lực tâm lý vì đại dịch. "Chúng tôi đã làm việc suốt ngày đêm trong tháng 3 và tháng 4, với 20-25 thi thể mỗi giờ", anh nói. "Xe cấp cứu xếp hàng bên ngoài lò hỏa táng. Chúng tôi không có thời gian để ăn uống".

"Tôi không rõ về căn bệnh này, nhưng khi thấy thi thể ghê rợn của các bệnh nhân, tôi biết mình không muốn chết theo cách đó. Mỗi ngày thức dậy, tôi lại lo sợ liệu hôm nay mình có nhiễm virus không", anh nói. "Đã làm ở đây gần 20 năm, nhưng tôi vẫn chưa trở thành nhân viên chính thức. Tôi không muốn làm việc này, nhưng khó khăn về kinh tế buộc tôi phải cố gắng".

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết dw

Được quan tâm

Tin mới nhất