Những bức ảnh gây sốc ban đầu được nhà báo người Venezuela Luis Martinez (làm việc cho tờ La Patilla) đăng tải trên mạng xã hội Twitter. Tuy nhiên, trong khi bài báo về vụ việc vẫn còn trên trang web này, các bức ảnh đã bị xóa trên Twitter của Martinez.
Theo Martinez, những bức ảnh này do người đàn ông đồng hương di cư tới Peru sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela cung cấp cho anh. Một trong những bài đăng trên Twitter của nhà báo này có viết người đàn ông trong ảnh đã tự chụp ảnh sau khi bị chủ nhà hàng dùng xích khóa anh ta vào một chỗ.
Anh ta cũng yêu cầu nhà báo Martinez làm mờ mặt vì sợ bị trả thù.
Tờ La Patilla mô tả các các bức ảnh là bằng chứng của sự bài ngoại và phân biệt đối xử đối với người di cư tới rời Venezuela tới các quốc gia như Colombia, Brazil và Peru. Rõ ràng, trong trường hợp này, chủ nhà hàng muốn chắc chắn người đàn ông đã trả tiền trước khi rời đi, nên họ đã xích anh ta vào chỗ ngồi cho tới khi hóa đơn được thanh toán.
Tuy nhiên, nhiều độc giả cho rằng, chẳng người nào có lòng tự trọng lại chấp nhận để bị xích như vậy và chỉ trích tờ La Patilla vì đã thổi phồng câu chuyện, thậm chí là đăng tin giả mạo nhằm câu view.
Tuy nhiên, trong một bài tweet khác đã bị xóa, nhà báo Venezuela nói rằng người đàn ông không biết mình sẽ bị xích vào chỗ ngồi trước khi có người nào đó của nhà hàng mang dây xích đến, và anh ta chỉ chụp ảnh làm bằng chứng và rời khỏi nhà hàng ngay sau đó. Nhà báo Martinez xác nhận thông tin này là đúng.
“Tôi cung cấp thêm thông tin vì một số người hoài nghi về tính xác thực của tin tức”, Martinez cho hay. “Tên của người trong ảnh được giữ kín vì anh ta sợ bị trả thù. Anh ta nói không biết chuyện gì xảy ra cho tới khi ngồi xuống. Anh ta chỉ chụp ảnh và rời đi, thậm chí còn không ăn”.
Theo Martinez, người đàn ông muốn giấu tên nhà hàng vì sẽ nộp đơn kiện họ.
Thực tế, những bức ảnh đã bị xóa khỏi Twitter của nhà báo Juan Martinez nên câu chuyện khiến nhiều người hoài nghi.