Gần 3 giờ chiều 16/8, máy bay mang số hiệu TGN267 thuộc hãng hàng không Trigana Air bị mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu do điều kiện thời tiết xấu. Phi cơ chở 54 người gồm 5 thành viên phi hành đoàn, 44 người lớn và 5 trẻ nhỏ.
Phi cơ mất tích khi đang bay được 33 phút từ sân bay Sentani ở Jayapura tới Oksibil của tỉnh Papua. Thời gian bay dự kiến khoảng 45 phút.
Lộ trình bay của máy bay mang số hiệu TGN267 thuộc hãng hàng không Trigana Air.
Đến sáng ngày 17/8, xác của chiếc máy bay xấu số đã được người dân làng Ok Bape tìm thấy. Người dân nơi đây cũng cho biết thêm, họ nhìn thấy chiếc máy bay này bay rất thấp, trước khi tông thẳng vào núi.
Khoảng 150 nhân viên cứu hộ đã có mặt tại hiện trường và bắt đầu công cuộc tìm kiếm các mảnh vở, vốn bị hoãn hôm qua do trời tối và tầm nhìn hạn chế.
“Thông tin mới nhất là máy bay của Trigana Air đã được tìm thấy tại trại 3, huyện Ok Bape thuộc cao nguyên Bintang. Dân làng nói rằng phi cơ đã đâm vào núi Tangok”, Reuters dẫn lời ông Suprasetyo, giám đốc Cơ quan Vận tải Hàng không Indonesia.
Một người mẹ có con trên chuyến bay đau buồn khi nghe tin máy bay gặp nạn.
Chỉ 10 phút trước khi mất liên lạc, phi công của máy bay đã liên hệ với trạm điều khiển không lưu ở Oksibil để xin phép hạ cánh, theo lời kể của Beni Sumaryanto, giám đốc hãng dịch vụ hàng không Trigana Air xác minh.
Theo thông tin từ các trạm không lưu trong khu vực, họ không nhận được cuộc gọi cứu nạn nào từ chiếc ATR 42 kể từ lúc nó mất tích. Khoảng 30 phút sau, hãng Trigana lập tức cử thêm một chiếc máy bay khác, cũng bay theo lộ trình tương tự để tìm kiếm máy bay ATR-42.
“Thời tiết là quá tệ, chúng tôi buộc phải yêu cầu máy bay trở về Sentani”, ông Beni Sumaryanto cho biết thêm.
Bộ trưởng Bộ Vận Tải Indonesia Ignasius Jonan (bên trái), và ông Suprasetyo, giám đốc Cơ quan Vận tải Hàng không Indonesia (bên phải).
Trigana Air là hãng hàng không nội địa của Indonesia, vốn bị liệt vào danh sách đen những hãng bị cấm của Liên minh châu Âu từ năm 2007. Hãng này từng vướng 14 sự cố nghiêm trọng kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1991.
Lãnh địa Papua được bao phủ phần lớn bởi rừng rậm và địa hình đồi núi cực kỳ phức tạp. Một số chiếc máy bay đã từng bị rơi ở khu vực này và không bao giờ được tìm thấy.
Khoảng 150 nhân viên cứu hộ đã có mặt tại hiện trường và bắt đầu công cuộc tìm kiếm các mảnh vở, vốn bị hoãn hôm qua do trời tối và tầm nhìn hạn chế.
Dudi Sudibyo, một nhà phân tích hàng không, nói rằng Papua là một nơi đặc biệt nguy hiểm để phi cơ bay qua vì địa hình núi hiểm trở và thời tiết biến đổi nhanh chóng. “Tôi có thể nói rằng một phi công nếu bay được qua khu vực này sẽ có thể lái máy bay ở mọi khu vực trên thế giới”, ông Sudibyo khẳng định.
Tổng thống Indonesia hứa hẹn xem xét tuổi thọ của các máy bay thuộc không lực trong tháng 7 sau khi một máy bay vận tải quân sự gặp nạn ở phía bắc, khiến hơn 100 người chết.
Bảo Toàn (Theo Dailymail)