Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Ngôi làng 'ma', nơi người dân rời đi chỉ để lại một mẩu giấy nhắn

Ước tính có khoảng 225 người đã được di dời khỏi Tyneham và một người dân đã để lại lời nhắn trên cửa nhà thờ cho những người lính đến sau.

Tyneham là một ngôi làng ma, nơi thời gian ngừng trôi vào năm 1943.

Được biết đến là "ngôi làng bị lãng quên" của quận, Tyneham, hạt Dorset (Anh), Tyneham nằm trong một thung lũng hẻo lánh giữa hai rặng núi của Purbeck Hills. Nó có một lịch sử phong phú và trải qua các nền văn minh khác nhau trong suốt nhiều năm.

Ngôi làng 'ma', nơi người dân rời đi chỉ để lại một mẩu giấy nhắn Ảnh 1

Bằng chứng về hoạt động của con người trong khu vực có từ thời kỳ đồ sắt và các dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của người La Mã đã được tìm thấy trong thung lũng.

Nhà thờ Thánh Mary ở Tyneham có từ thế kỷ 15 và ngôi làng đã xuất hiện trong Doomsday Book (phim Ngày Khải huyền).

Trong Chiến tranh thế giới II, người dân trong ngôi làng phả sơ tán.

Tyneham và khu vực xung quanh từng là nơi huấn luyện quân sự và người ta cho rằng việc di dời cư dân trong làng khỏi đây sẽ an toàn hơn.

Ngôi làng 'ma', nơi người dân rời đi chỉ để lại một mẩu giấy nhắn Ảnh 2

Tổng cộng, 7.500 mẫu (30,35 km2) đất xung quanh ngôi làng đã được Văn phòng Chiến tranh trưng dụng ngay trước Giáng sinh năm 1943. Đáng buồn thay, điều này có nghĩa là dân làng đành mất nhà cửa, nhưng nhiều người hy vọng một ngày nào đó họ sẽ quay trở lại.

Ước tính có khoảng 225 người đã được di dời khỏi Tyneham và một người dân đã để lại lời nhắn trên cửa nhà thờ cho những người lính đến sau.

"Xin hãy đối xử với nhà thờ và các ngôi nhà một cách cẩn thận; chúng tôi đã từ bỏ ngôi nhà của chúng tôi, nơi nhiều người trong chúng tôi đã sống trong nhiều thế hệ để giúp giành chiến thắng trong cuộc chiến để giữ tự do cho loài người. Một ngày nào đó chúng tôi sẽ trở lại và cảm ơn các bạn đã đối xử tử tế với ngôi làng", một lời nhắn có viết.

Ngôi làng 'ma', nơi người dân rời đi chỉ để lại một mẩu giấy nhắn Ảnh 3

Mặc dù luôn hy vọng trở về nhà, nhưng dân làng sẽ chẳng thể đặt chân đến Tyneham được nữa.

Sau khi chiến tranh kết thúc, một số người di tản ở Tyneham đến định cư trong những ngôi nhà mới xây ở Wareham, cách đó khoảng 6 dặm.

Nhưng những người khác không hài lòng và khao khát được trở về nhà - làm dấy lên các cuộc biểu tình, dân làng đòi quyền quay trở lại Tyneham.

Ngôi làng 'ma', nơi người dân rời đi chỉ để lại một mẩu giấy nhắn Ảnh 4

Một cuộc điều tra công khai đã được thiết lập vào năm 1948 để giải quyết vấn đề, quyết định rằng một lệnh mua bắt buộc sẽ được ban hành đối với khu đất và Tyneham vẫn thuộc quyền sở hữu của Bộ Quốc phòng Anh.

Các sự kiện tiếp theo đã được tổ chức trong vài năm để cố gắng đưa những người sơ tán Tyneham trở về nhà và mở cửa lại ngôi làng.

Nhưng các thỏa thuận về việc sử dụng đất không thể đạt được và các bên liên quan như các nhà vận động, hội đồng và Bộ Quốc phòng bất đồng ý kiến.

Rất nhiều tòa nhà trong làng đã không thể ở được và bị bỏ hoang do nhiều năm được sử dụng như một cơ sở huấn luyện quân đội.

Hầu hết các trang viên ở Tyneham, có các bộ phận có từ thế kỷ 14, đã bị Bộ Công trình khi đó phá hủy vào năm 1967.

Ngôi làng 'ma', nơi người dân rời đi chỉ để lại một mẩu giấy nhắn Ảnh 5

Ngày nay, ngôi làng hoang vắng nhưng có một số tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn. Nơi đây mở cửa đón công chúng và thu hút du khách mỗi năm. Họ muốn xem cuộc sống trông như thế nào vào năm 1943 khi ngôi làng được sơ tán.

Ngôi trường làng, đóng cửa ngay cả trước khi người dân sơ tán, đã được bảo tồn như một viện bảo tàng.

Tương tự như vậy, Nhà thờ St Mary vẫn ở Tyneham và hoạt động như một bảo tàng sống về câu chuyện của ngôi làng.

Mặc dù trống rỗng, Tyneham sẽ luôn là một lời nhắc nhở bi thảm về sự hy sinh của người dân cho tự do của họ trong Chiến tranh thế giới thứ II.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Song Long

Được quan tâm

Tin mới nhất
Cơ hội cho Hoa hậu Ý Nhi