Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: Lối thoát nào cho nạn nhân?

Thời gian gần đây, cộng đồng người gốc Á ở Mỹ gặp phải nhiều vụ tấn công do sự kỳ thị trong đại dịch.

"Chúng tôi quá mệt mỏi vì bị mang ra làm vật hy sinh", Will Lex Ham, một cư dân ở thành phố New York nói với CNN. Những vụ tấn công ác ý nhắm vào người Mỹ gốc Á và gốc vùng đảo Thái Bình Dương ở Mỹ gần đây đã bào mòn ý chí của Ham.

Làn sóng công kích người gốc Á bùng phát dữ dội từ khi xảy ra đại dịch COVID-19. Từ tháng 3 đến tháng 12/2020, tổ chức Stop AAPI Hate đã nhận được 2.808 báo cáo về các trường hợp bị tấn công, trong đó 8,7% các vụ việc mang tính chất bạo hành về thể xác, còn 71% liên quan đến nạn quấy rối bằng ngôn từ.

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: Lối thoát nào cho nạn nhân? Ảnh 1

Tuy nhiên, tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á đã hiện hữu từ rất lâu về trước. Theo lời Doris Chang, Phó giáo sư tại Đại học New York kiêm nhà tâm lý học lâm sàng, từ thế kỷ 19, các ông chủ Mỹ đã tuyển những người đàn ông độc thân từ Trung Quốc để làm các công việc nặng nhọc trong hầm mỏ, tàu đánh cá và đường sắt với giá rẻ mạt.

"Họ sẵn sàng nhận những công việc với điều kiện kham khổ, đồng lương bèo bọt. Khi nền kinh tế lao dốc, họ bị xem là mối đe doạ với nam giới da trắng vì sức cạnh tranh trên thị trường lao động", bà nói. "Rồi Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Loại trừ người Trung Quốc năm 1882, bộ luật đầu tiên cấm hoặc hạn chế nhập cư dựa vào chủng tộc của một người".

Cũng theo bà Chang, người châu Á "được chào đón ở đất nước này nếu họ có thể phục vụ cho các dự án lớn của Mỹ". "Trong thời kỳ bất ổn về xã hội, chính trị, kinh tế", bà nói tiếp. "Chúng tôi lại bị gạt ra ngoài lề và 'vĩnh viễn là dân nước khác', là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia".

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: Lối thoát nào cho nạn nhân? Ảnh 2

Trong lúc tìm hiểu về cộng đồng Black Lives Matter và các nhóm đấu tranh cho quyền của người nhập cư, Giáo sư Chang phát hiện một sự thật rợn người về cuộc sống của cư dân gốc Á. 

Cuộc khảo sát với gần 700 người Mỹ gốc Á trên khắp đất nước cho thấy có 16% bị người khác cố tình ho hoặc khạc nhổ vào người, 24% bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, và 14% bị cấm vào các địa điểm công cộng, chẳng hạn như cửa hàng.

John C. Yang, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của AAJC, cho biết: "Người Mỹ gốc Á và người dân gốc đảo Thái Bình Dương thường bị 'vô hình' trước công chúng, hoặc bị đóng khung trong định kiến. Đa số những người ngoài kia nghĩ rằng người gốc Á đang làm rất tốt, không gặp vấn đề gì và cũng không có nhu cầu gì cả. Nhưng chúng tôi biết rõ điều đó là sai sự thật".

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: Lối thoát nào cho nạn nhân? Ảnh 3

Trang web chống quấy rối Hollaback đang hợp tác với AAJC để triển khai chương trình đào tạo miễn phí nhằm ngăn cản vấn nạn phân biệt chủng tộc xảy ra với người châu Á, bất kể là trên mạng hay ngoài đời. Đối với những nạn nhân bị công kích, Hollaback tạo ra một lớp học trực tuyến để giúp họ vượt qua cú sốc.

Dù nhu cầu rất lớn, nhưng người Mỹ gốc Á hiếm khi nhờ đến sự trợ giúp của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần so với những nhóm chủng tộc khác. Thay vào đó, họ chỉ cố chịu đựng. Viện Nghiên cứu Người Mỹ gốc Á tại Đại học Connecticut đã phối hợp với Chiến dịch #IAMNOTAVIRUS (#TôiKhôngPhảiVirus) để tạo ra một quyển sổ tay hỗ trợ cộng đồng.

Làn sóng kỳ thị và tấn công người gốc Á ở Mỹ: Lối thoát nào cho nạn nhân? Ảnh 4

Từ tháng 3 đến tháng 12/2020, Stop AAPI Hate đã nhận được 126 báo cáo về các vụ việc liên quan đến người cao tuổi gốc Á và Mỹ gốc Á. Chia sẻ với CNN, Giáo sư Chang cho biết mối nguy mà các cụ phải đối mặt là rất lớn, nhất là khi có nhiều người không thể nói tiếng Anh. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết CNN

Được quan tâm

Tin mới nhất