Số ca tử vong vì COVID-19 ở Mỹ đã vượt quá 31.000 người tính đến ngày 17/4, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins. 667.801 người nhiễm nCoV ở Mỹ với hơn 3,4 triệu xét nghiệm virus đã được thực hiện.
Số ca tử vong do COVID-19 ở Italy tăng 525 sau 24 giờ, mức giảm so với 578 ca được ghi nhận vào ngày 14/4. Tổng số người chết tại quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất vì COVID-19 ở châu Âu đã tăng lên 22.170, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho hay, đây là mức cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Số ca mắc mới tăng thêm 3.786 so với 2.667 ca được ghi nhận trước đó. Số trường hợp nhiễm đã tăng lên 168.941, cao thứ 3 toàn cầu sau Mỹ và Tây Ban Nha. Số người cần chăm sóc đặc biệt được ghi nhận vào ngày 16/4 là 2.936, thấp hơn so với 3.079 người của một ngày trước đó. Tới nay, 40.164 ca đã hồi phục.
Tổng số người tử vong vì nCoV ở Tây Ban Nha đã tăng lên 19.130. Trong 24 giờ qua, 551 người đã chết vì COVID-19 tăng thêm 523 người so với ngày hôm trước. Tổng số ca nhiễm đã tăng từ 177.633 lên 182.816 vào ngày 16 và 17/4.
Số ca nhiễm ở Anh hiện là 104.145, 13.759 bệnh nhân tử vong. Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab cho biết chính phủ đã quyết định kéo dài thời hạn phong thỏa thêm “ít nhất” 3 tuần. Theo ông Raab, việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa bây giờ sẽ kéo theo nguy cơ lây nhiễm thứ hai, hủy hoại những nỗ lực cho tới nay, gây thiệt hại thêm cho nền kinh tế.
Pháp ghi nhận thêm 753 người tử vong, nâng tổng số lên 17.920, trở thành quốc gia có số người tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới. Tuy nhiên, số bệnh nhân nằm viện vì COVID-19 đã giảm trong ngày thứ hai liên tiếp. Trong một dấu hiệu tích cực khác cho thấy lệnh phong tỏa được thực thi từ cách đây một tháng đang có hiệu quả, số bệnh nhân phải điều trị đặc biệt đã giảm trong ngày thứ 8 liên tiếp, hiện là 6.248 người, mức thấp kể từ ngày 1/4.
Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cho biết số người chết do virus corona tăng 125 ca, nâng tổng số ca lên 1.643. Tổng ca mắc tăng lên tới 74.193 khi có thêm 4.801 người có kết quả dương tính với nCoV. Tổng cộng có 7.089 người đã hồi phục và xuất viện. 1.854 bệnh nhân đang được điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt.
Châu Âu có gần một triệu ca mắc nCoV, hơn 84.000 người đã chết vì dịch bệnh, theo Hans Kluge, giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu. Điều này có nghĩa là khoảng 50% gánh nặng toàn cầu vì COVID-19. “Những đám mây bão của đại dịch này vẫn còn treo lơ lửng trên khu vực châu Âu”, Kluge nói. Mặc dù một số quốc gia đang bước vào giai đoạn có thể dần dần giảm bớt các hạn chế, song không có dấu hiệu cho thấy mọi thứ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
Nga có thêm 3.448 ca nhiễm mới - đây là mức tăng hàng ngày cao nhất cho đến nay - nâng tổng số lên 27.938. 34 người tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 232, theo trung tâm ứng phó khủng hoảng COVID-19 của Nga.
Indonesia xác nhận thêm 380 trường hợp nhiễm virus corona sau 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia Đông Nam Á lên tới 5.516. Thêm 27 ca tử vong, nâng tổng số ca lên 496, trong khi 548 người đã hồi phục. Gần 40.000 xét nghiệm đã được thực hiện, trong khi số người nghi nhiễm hiện là hơn 11.800.
Bộ Y tế Philippines báo cáo thêm 13 trường hợp tử vong và 207 ca mới nhiễm, nâng tổng số lên lần lượt là 362 và 5.660. Philippines là quốc gia Đông Nam Á có số ca mắc nhiều nhất. Thêm 82 bệnh nhân đã hồi phục, nâng tổng số lên 435.
Tính tới 7h ngày 17/4, toàn cầu ghi nhận 2.152.647 ca nhiễm nCoV, 143.802 người chết và 541.501 ca hồi phục.