Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Câu hỏi lớn trong vụ máy bay rơi ở Indonesia: Vì sao một phi cơ đời mới lại có thể gặp nạn?

Đó là câu hỏi khiến nhiều người phải đau đáu sau khi chiếc máy bay số hiệu JT610 của hãng Lion Air (Indonesia) gặp sự cố và rơi xuống biển hôm 29/10, kéo theo số phận của 189 người, trong đó có cả trẻ em.

Hãng BBC dẫn lời nhà phân tích hàng không Gerry Soejatman, cho hay: “Thông thường, máy bay càng cũ, càng dễ gặp tai nạn. Tuy nhiên, chúng ta không thể chủ quan với các máy bay mới. Chúng cũng có thể 'dở chứng' bất ngờ.”

Một chiếc máy bay mới thường bộc lộ 'điểm yếu' khi chúng được sử dụng thường xuyên trong khoảng 3 tháng đầu tiên”, Soejatman nói thêm.

Mảnh vỡ máy bay cùng nhiều đồ đạc, vật dụng của hành khách được tìm thấy trên biển. Ảnh: Reuters

Jon Ostrower, một chuyên gia phân tích hàng không khác, lại bày tỏ một góc nhìn mới. Theo Ostrower, các máy bay mới thường ít phải bảo trì bởi hầu như mọi thứ còn rất mới. Nhưng không phải cứ mới là không có vấn đề dù nó không thực sự đe dọa trực tiếp đến an toàn của chuyến bay.

Cả hai nhà phân tích cho biết còn quá sớm để rút ra kết luận về nguyên nhân khiến JT 610 gặp nạn.

“Nguyên nhân thường thấy là trục trặc kỹ thuật nhưng vẫn còn quá sớm để khẳng định điều này. Chúng ta chỉ có thể biết được chính xác khi có thêm thông tin xác thực”, Soejatman chia sẻ.

Ông Ostrower cũng đồng ý với đồng nghiệp.

“Hiện tại, tôi không biết nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn dù chiếc máy bay còn khá mới. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng và gây ra sự cố trên máy bay kiểu này”, BBC dẫn lời ông Ostrower.

Dòng máy bay Boeing 737 MAX 8 bắt đầu được sử dụng thương mại vào năm 2017. Ảnh: Boeing

Chiếc máy bay gặp nạn thuộc dòng Boeing 737 MAX 8, một dòng khá mới. Đây là sự cố đầu tiên mà loại máy bay này gặp phải.

Dòng máy bay Boeing 737 MAX 8 bắt đầu được sử dụng thương mại vào năm 2017. Hãng hàng không giá rẻ Lion Air hồi tháng 7 cho biết hãng vô cùng “tự hào” khi là công ty đầu tiên ở Indonesia triển khai dòng máy bay này. Lion Air cũng đã đặt hàng với Boeing khoảng hơn 200 chiếc.

Chiếc máy bay gặp nạn được sử dụng từ ngày 15/8. Theo Soerjanto Tjahjano, người đứng đầu Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia, nó mới chỉ có khoảng 800 giờ bay.

Ông Edward Sirait, giám đốc điều hành của Lion Air, thừa nhận máy bay này từng gặp một vấn đề kỹ thuật trong lần bay gần nhất nhưng nó đã được giải quyết theo đúng quy trình của nhà sản xuất, Reuters đưa tin.

Cũng theo vị CEO của hãng hàng không Indonesia, Lion Air hiện sử dụng khoảng 11 chiếc cùng loại với máy bay gặp nạn. Dù xảy ra sự cố, hãng hàng không này không có ý định loại bỏ chúng.

Trong khi đó, nhà sản xuất máy bay Boeing cho biết các dòng 737 MAX là sản phẩm bán chạy nhất trong lịch sử của tập đoàn này, với khoảng 4.700 đơn đặt hàng.

Dòng MAX 8 còn được các hãng hàng không lớn như American Airlines, United Airlines, Norwegian và FlyDubai đặt hàng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết BBC

Được quan tâm

Tin mới nhất