Theo đó, giả thiết có cuộc sống ở thế giới bên kia đã được “xác nhận” bởi các chuyên gia cho rằng sự tỉnh táo vẫn tiếp diễn sau khi trái tim một người ngừng đập, The Sun cho biết hôm 15-8.
Trong một nghiên cứu tiến hành trên 2.000 người, các nhà khoa Anh xác nhận rằng các suy nghĩ vẫn tồn tại sau cái chết, đồng thời phát hiện ra những bằng chứng thuyết phục về trải nghiệm “hồn lìa khỏi xác” ở các bệnh nhân đã qua đời.
Trước đó, các nhà khoa học tin rằng não bộ ngừng tất cả các hoạt động 30 giây sau khi tim ngừng bơm máu cho cơ thể và nhận thức cũng dừng tại cùng thời điểm.
Tuy nhiên, nghiên cứu của trường ĐH Southampton - Anh lại cho một kết quả khác khi khẳng định rằng con người vẫn còn khả năng nhận thức khoảng 3 phút sau khi chết.
Trang chủ
Tin tức
Chuyện lạ thế giới
Thảm sát ở Lào Cai
Các nhà khoa học xác nhận có “thế giới bên kia”
Thứ Ba, ngày 16/08/2016 15:27 PM (GMT+7)
Sự kiện: Chuyện lạ thế giới | Tin tức 24h
Thế giới sau cái chết có thực sự tồn tại? Lần đầu tiên trong lịch sử các nhà khoa học đã có câu trả lời cho câu hỏi khó nắm bắt này.
Đường về của con bạc từng bị “xử lý” bên kia biên giới
Nước mắt người mẹ dứt ruột bỏ rơi con ở bên kia biên giới
Xót lòng thư hai chị em gửi cha mẹ ở bên kia thế giới
Theo đó, giả thiết có cuộc sống ở thế giới bên kia đã được “xác nhận” bởi các chuyên gia cho rằng sự tỉnh táo vẫn tiếp diễn sau khi trái tim một người ngừng đập, The Sun cho biết hôm 15-8.
Trong một nghiên cứu tiến hành trên 2.000 người, các nhà khoa Anh xác nhận rằng các suy nghĩ vẫn tồn tại sau cái chết, đồng thời phát hiện ra những bằng chứng thuyết phục về trải nghiệm “hồn lìa khỏi xác” ở các bệnh nhân đã qua đời.
Trước đó, các nhà khoa học tin rằng não bộ ngừng tất cả các hoạt động 30 giây sau khi tim ngừng bơm máu cho cơ thể và nhận thức cũng dừng tại cùng thời điểm.
Tuy nhiên, nghiên cứu của trường ĐH Southampton - Anh lại cho một kết quả khác khi khẳng định rằng con người vẫn còn khả năng nhận thức khoảng 3 phút sau khi chết.
Các nhà khoa học xác nhận “thế giới bên kia” có tồn tại. Ảnh: Alamy
Trả lời về phát hiện mang tính đột phá, tiến sĩ Sam Parnia, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Trái với nhận thức, cái chết không phải là một thời điểm cụ thể mà là một quá trình có thể đảo ngược, xảy ra sau khi bất cứ căn bệnh nặng hay tai nạn nào khiến tim, phổi và não ngừng hoạt động”.
“Nếu nỗ lực đảo ngược quá trình này thành công, nó được gọi là hiện tượng “ngừng tim”. Nếu thất bại, nó trở thành “cái chết”” - tiến sĩ Parnia giải thích.
Trong số 2.060 bệnh nhân đến từ Áo, Mỹ và Anh được phỏng vấn về việc sống sót sau hiện tượng “ngừng tim”, 40% khẳng định họ có thể tái hiện lại nhận thức sau khi được tuyên bố chết lâm sàng.
Lý giải về điều này, tiến sĩ Parnia nói: “Điều này cho thấy nhiều người có các hoạt động tinh thần ban đầu nhưng lại mất trí nhớ sau khi hồi phục. Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng từ các chấn thương trên não hay thuốc an thần vào bộ nhớ”.
Chỉ 2% bệnh nhân miêu tả được cảm giác “hồn lìa khỏi xác” khi họ gần như hoàn toàn nhận thức được môi trường xung quanh sau khi chết. Khoảng một nửa người tham gia cho biết thứ họ cảm thấy không phải là nhận thức mà là nỗi sợ.
Có thể, phát hiện quan trọng nhất trong nghiên cứu trên là việc một người đàn ông 57 tuổi xác nhận trải nghiệm “thoát xác”. Sau khi bị ngưng tim, ông này cho rằng mình có thể nhớ lại những gì xảy ra xung quanh sau khi chết lâm sàng với độ chính xác kỳ lạ.
Tiến sĩ Parnia nhận định: “Điều này rất quan trọng. Trước đây, nhiều người cho rằng các trải nghiệm liên quan tới cái chết chỉ là tưởng tượng hoặc ảo giác, xảy ra trước khi tim ngừng đập hoặc sau khi tim tái hoạt động thành công chứ không phải là một trải nghiệm tương ứng với những sự kiện “thực tế” khi tim ngừng đập”.
“Trong trường hợp này, sự tỉnh táo và nhận thức dường như xảy ra trong khoảng 3 phút khi tim đã ngừng. Đây là một nghịch lý vì não thường không hoạt động trong vòng 20-30 giây sau khi mất nhịp tim và sẽ không hồi phục đến khi tim đập trở lại. Hơn nữa, những hồi ức chi tiết về nhận thức trực quan trong trường hợp này trùng khớp với các sự kiện đã được xác minh” - tiến sĩ Parnia nói.