Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Bí mật cảm động phía sau người phụ nữ sống trong lồng kính suốt 13 năm

Vì mắc phải chứng bệnh đặc biệt biệt, Juana Munoz phải sống trong lồng kính trong suốt 13 năm, cách xa mọi thứ trên đời, kể cả người thân trong gia đình.

Juana Munoz, 53 tuổi đến từ Cadiz, Tây Ban Nha đã sống trong lồng kính trong suốt 13 năm qua. Thoạt nghe có vẻ ngột ngạt, bức bối nhưng đây lại chính là thứ bảo vệ cô khỏi những điều nguy hiểm rình rập.

Sau khi được chẩn đoán với 4 loại bệnh đe dọa đến tính mạng: nhạy cảm đa hóa chất (MCS), đau cơ xơ hóa, hội chứng mỏi mãn tính và dị ứng với điện, Juana Munoz không còn cách nào khác ngoài việc cô lập bản thân trong một cái lồng kính rộng 25m.

Vì mắc phải căn bệnh hiếm gặp, Juana phải tránh xa mọi thứ, kể cả những người thân yêu trong gia đình.

Cô không thể rời khỏi nơi này mà không tuân theo những quy định nghiêm ngặt. Bất kỳ ai đến đây thăm nom đều phải tắm rửa một cách sạch sẽ bằng chất làm sạch không chứa hóa chất và chỉ mặc quần áo bằng cotton hữu cơ. Nỗi đau lớn nhất mà Juana phải chịu đó là cô không thể chạm vào gia đình, ôm những đứa con thân yêu mà không gặp phải nguy hiểm. Hai đứa con của Juana, tuổi từ 26-29, chỉ được phép ôm cô 2 lần trong năm, sau khi trải qua vài ngày chuẩn bị vô cùng kỹ càng.

Cơn ác mộng cuộc đời Juana bắt đầu từ 29 năm trước với một số khoai tây mà chồng cô đã trồng trong sân nhà họ. Cô nhớ lại rằng sau khi chạm vào khoai tây, môi và mắt bắt đầu sưng và phải đến gặp bác sĩ. Tại bệnh viện, toàn bộ cơ thể Juana sưng tấy, trông “giống một con quái vật”. Cô được điều trị bằng corticosteroid và cuối cùng cơn sưng tấy biến mất nhưng kể từ đó, bất cứ khi nào Juana tiếp xúc với các loại hóa chất khác nhau sẽ bị nôn mửa, mệt mỏi, kích ứng làm ngạt thở và các phản ứng dị ứng khác nhau.

Juana nhớ rằng mình đã ăn phải khoai tây có phun thuốc trừ sâu bị cấm và chính thuốc trừ sâu đã khiến cô mắc MCS. Juana không muốn tiết lộ tên hãng vì cô không muốn gặp rắc rối với pháp lý. Giờ đây, tất cả những gì cô muốn là có thể ôm gia đình bất cứ khi nào mình muốn.

Hàng năm Juana chỉ được ôm các con 2 lần mỗi năm sau khi trải qua vài ngày chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

Theo thời gian, khi chứng MCS trở nên tồi tệ hơn, cô tiếp tục được chẩn đoán mắc hội chứng đau cơ xơ hóa. Vì vậy, để duy trì cuộc sống, Juana phải sống trong một chiếc lồng kính nhỏ nhìn thẳng ra khu vườn. Cô đã ở đó trong 13 năm với hy vọng một ngày nào đó có thể bước ra ngoài và hòa nhập với cuộc sống bình thường thêm lần nữa.

Chồng Juana, người nhận nhiệm vụ chăm sóc cô, đã phát triển các sản phẩm hữu cơ trong vườn của họ, phần lớn là chế độ ăn uống hàng ngày của vợ mình. Hai lần mỗi tháng, Juana ăn thịt hữu cơ có nguồn gốc từ các nhà sản xuất tin cậy; 4 đến 5 lần một tháng cô sẽ ăn cá. Cô chỉ có thể mặc quần áo cotton hữu cơ và sử dụng khẩu trang bằng gốm sứ ở Đức để hít thở oxy mỗi khi lên cơn khó thở.

Sau khi được chẩn đoán mắc ung thư vú cách đây vài năm, Juana phải tới Bệnh viện Đại học Puuerto Real mỗi năm để kiểm tra. Juana gọi đây là chuyến đi “địa ngục” vì chiếc xe cô đi phải không có chất hóa học tuy nhiên thật khó để khử trùng chiếc xe. Có một lần, cô gần như ngộp thở trước khi đến bệnh viện.

Quá trình kiểm tra ở bệnh viện tẻ nhạt vô cùng, vẫn là trong một căn phòng trống được khử trùng và kiểm tra theo một giao thức đặc biệt. Cuối ngày, Juana lại trở về “vương quốc của riêng mình”.

Giờ đây, điều Juana muốn là được ôm mẹ thêm một lần nữa. Do tuổi cao nên mẹ cô không thể thực hiện những quy định chặt chẽ để ôm con gái.

Đau cơ, ngạt thở, loét da, mệt mỏi được coi là “bạn thân” của Juana, đến thăm cô hàng ngày nhưng bằng một cách nào đó, cô vẫn dũng cảm chiến đấu với chúng bằng tất cả sức lực.

Một trong những mục tiêu chính của cuộc đời Juana là nâng cao nhận thức về MCS và cải thiện cuộc sống của những người bị bệnh khác. Cô bắt đầu chiến dịch có tên “El Abrazo” (những cái ôm), nhằm mục đích tạo ra một loại mặt nạ với các bộ lọc hóa học đặc biệt. Điều này cho phép Juana được ôm mẹ mình thêm lần nữa. Vì tuổi đã cao, mẹ Juana thật khó để có thể tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt để có thể chạm vào con gái.

Đối với hầu hết chúng ta, ôm là một cử chỉ đơn giản mà đôi khi chúng ta bỏ qua nhưng đối với những người như Juana, đó là mục tiêu cuối cùng họ hướng đến. Juana có một đứa cháu trai vô cùng đáng yêu nhưng do điều kiện ngặt nghèo, cô không bao giờ có thể ôm cậu bé mà chỉ được nhìn qua lăng cửa kính ngột ngạt.

Trên thế giới cũng từng có người mắc bệnh tương tự Juana. Johanna Watkins, người bị mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp khiến cơ thể cô phát triển các phản ứng phản vệ đe dọa mạng sống đến hầu như mọi thứ, bao gồm cả chồng cô. Cô cũng phải sống trong sự cô lập và chỉ được giao tiếp cơ thể dưới những hình thức nghiêm ngặt.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Odditycentral

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quỳnh Kool cưới?