“Đây không phải chỉ là vài sinh vật cổ xưa”, nhà nghiên cứu Simon Pendleton đến từ Đại học Colorado Boulder nói. “Cả một vùng đất lộ diện trên đảo Baffin”.
Các nhà khoa học tìm thấy nhiều mẫu thực vật vẫn còn ở nguyên nơi chúng bị đóng băng đến chết từ hàng chục ngàn năm trước. Sử dụng phương pháp tính đồng vị carbon, các nhà nghiên cứu phát hiện thực vật ở đây đã tồn tại dưới lớp băng ít nhất 40.000 năm.
Khu vực này vốn là nơi băng giá quanh năm, cao hơn mặt nước biển hàng trăm mét. Băng tan vì khí hậu ấm lên để lộ cả một thảm thực vật cổ xưa.
So sánh với các mẫu thực vật ngày nay, nhóm nghiên cứu không nhận thấy có nhiều sự khác biệt, Pendleton giải thích. “Khu vực ở độ cao đáng kể duy trì nhiệt độ đóng băng quanh năm. Nhưng giờ đây ở khắp nơi đều tan băng”.
Dựa trên tuổi thọ của thực vật, dữ liệu về nhiệt độ, các nhà khoa học nhận thấy đây là quãng thời gian nóng nhất trong 115.000 ở khu vực.
“Xu hướng này vẫn còn tiếp diễn và chỉ vài trăm năm nữa là toàn bộ băng giá ở Baffin sẽ tan chảy hết”, nghiên cứu cho biết.