Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

6 bí mật đi cùng lịch sử của nhà thờ Đức Bà Paris

6 bí mật về quá khứ của nhà thờ Đức Bà sau đây sẽ hé lộ nhiều điều thú vị trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của nó từ thời trung cổ đến thế kỷ 20.

Nằm giữa trung tâm thành phố Paris hoa lệ, nhà thờ Đức Bà cùng bóng hình cao lớn của mình đã chứng kiến sự thay đổi của hòn đảo Ile de la Cité bên dòng sông Seine huyền thoại hơn 850 năm qua. Tuy nhiên, viên ngọc quý giá của nền nghệ thuật Gothic này đã trải qua những giờ phút đen tối, tựa như một nhân chứng sống chứng kiến những cột mốc lịch sử của nước Pháp.

Thế hệ nhà thờ thứ 5 bên hòn đảo Ile de la Cite

Viên đá đầu tiên được đặt vào năm 1163 để xây dựng Nhà thờ Đức Bà Paris thực sự không hoàn toàn là viên đá đầu tiên! Không dưới bốn nhà thờ đã được hình thành nền móng trên vị trí cạnh đảo Ile de la Cité. Trước đó đã từng có những nhà thờ như nhà thờ Paleochristian thế kỷ thứ 4 dành riêng cho St. Stephen, nhà thờ Merovingian, nhà thờ Carolingian và một nhà thờ La Mã. Những tàn tích của kiến trúc trước đã được các kiến trúc sư của nhà thờ Đức Bà sử dụng lại, kể cả những đồ trang trí cũng được làm sống lại để trang hoàng cho nội thất nhà thờ. Vì thế nên bức tượng Trinh nữ uy nghi trên cổng vòm Sainte-Anne là kiệt tác của nghệ thuật La Mã có từ những năm 1140-1150.

Napoleon I và Victor Hugo “liên minh” để cứu nhà thờ Đức Bà

Bạn có biết rằng nhà thờ đã gần như biến mất vào thế kỷ thứ 19? Bị tàn phá bởi cuộc Cách mạng Pháp, đổi thành một cái tên khác là “Tòa thành của Lý tính” (Temple of Reason) và sau đó trở thành một nhà kho, tòa nhà đã bị đổ nát đến mức câu hỏi có nên phá hủy nó một cách nhẹ nhàng và êm ái nhất hay không đã phải đặt ra. Chưa kể, Napoléon I, người đã trở thành hoàng đế vào năm 1804, và đặc biệt là đại văn hào Victor Hugo, người viết cuốn tiểu thuyết “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà” xuất bản năm 1831 đã vận động để giải cứu Notre-Dame de Paris! Và vào năm 1845, một chương trình phục hồi và cải tạo nhà thờ một cách rộng rãi đã được giao cho kiến trúc sư Eugene Viollet-le-Duc.

Những vị vua không đầu

Trong cuộc Cách mạng Pháp, các bức tượng trong phòng trưng bày tôn vinh các vị vua của Vương quốc Judah, phía trên cổng, đã biến mất và bị chặt phần đầu. Sans-culottes (đảng phái cực đoan và quân phiệt của Cách mạng Pháp) nghĩ rằng họ là vua của nước Pháp! Mãi đến năm 1977, 21 trong số 28 chiếc đầu bị chặt mới được tìm thấy trong khu vực xây dựng của một biệt thự ở Quận 9. Lúc này, những bức tượng không đầu ở cổng chính nhà thờ đã được gắn lại phần đầu qua một chiến dịch khai quật và phục hồi. Còn những cái đầu nguyên bản hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Cluny, bảo tàng quốc gia thời Trung cổ.

“Kẻ lạ mặt” xuất hiện giữa các sứ đồ

Bộ các bức tượng của 12 sứ đồ Cơ đốc giáo xung quanh ngọn tháp của nhà thờ đều được Viollet-Le-Duc phục hồi theo phong cách của thế kỷ thứ 12. Nhưng kiến trúc sư thời đó đã làm một điều khác táo bạo hơn: anh ta tự cho mình là đại diện Thánh Saint Thomas và đang chiêm ngưỡng các tác phẩm của chính mình! Theo ghi chép, Saint Thomas là vị thánh bảo trợ của các kiến trúc sư.

Quái vật Chimera huyền thoại

Ảnh France

Trong khi các máng thoát nước trên gờ tháp được dẫn một cách cầu kỳ qua miệng những con Gargoyles đang vươn mình ra khỏi bờ tường có niên đại từ thời Trung cổ, thì những bức tượng Chimeras khổng lồ nằm trên đỉnh tòa tháp lại được sinh ra từ trí tưởng tượng và cách đọc của kiến trúc sư Viollet-Le-Duc.

Nổi tiếng nhất trong số những sinh vật quỷ dữ kỳ lạ này chính là “The Stryge”, một sinh vật mang điềm gở, sản phẩm của sự biến thái, ăn thịt người và máu. Nó cũng đề cập đến phù thủy và những sinh vật dân gian xấu xa có liên quan, được lấy cảm hứng từ một tác phẩm của nghệ sĩ điêu khắc Charles Meryon. “The Stryge” đã trở thành một trong những biểu tượng của thủ đô Paris tráng lệ với đôi cánh, ngồi vắt vẻo trên đỉnh tòa nhà, chống cằm nhìn xuống toàn cảnh Paris.

Tháp Mũi Tên

Tháp Mũi Tên - đỉnh cao nhất của nhà thờ, với kiến trúc được xây lại hoàn toàn vào thế kỷ thứ 19, không chỉ đơn thuần là chiếc “quạt” dự đoán hướng gió cùng tượng gà trống bằng đồng như những cái khác. Bởi vì khi xây lại vào năm 1935, tháp Mũi Tên là nơi lưu giữ thánh tích của Thánh Denis, một trong những vị thánh quan thầy của Paris cổ xưa và thậm chí là một mảnh của Vương miện gai của Chúa Giê-su. Ngài Monseigneur Verdier, lúc đó là tổng giám mục của Paris, đã muốn tạo ra một cột thu lôi tâm linh để bảo vệ Đức tin của nhân loại trên đỉnh tòa tháp Mũi Tên này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thiên Ngân

Được quan tâm

Tin mới nhất