Dior và cái giá phải trả cho sự xa xỉ
Logo Saostar - Special special

Dior và cái giá phải trả cho sự xa xỉ

Dior và cái giá phải trả cho sự xa xỉ Ảnh 1

Đầu tháng 7 vừa, trong cuộc điều tra chuỗi cung ứng thời trang tại Ý, Dior và Giorgio Armani là hai thương hiệu thuộc tập đoàn LVMH (Pháp) bị cáo buộc bóc lột sức lao động của công nhân. Trong đó, một góc tối khác của nhãn hàng cũng được phanh phui với giới mộ điệu. Cụ thể, chiếc túi Dior ra đời với chi phí sản xuất chỉ khoảng 57$ (1,4 triệu đồng) nhưng được rao bán tại cửa hàng lên đến 2.816$ (gần 70 triệu). Con số này chưa bao gồm chi phí vật liệu của món đồ, vẫn thấp hơn gần 50 lần của giá bán lẻ.

Dior và cái giá phải trả cho sự xa xỉ Ảnh 2

Nhãn hàng này đã từ lâu không cho kiểm tra định kỳ xưởng sản xuất tại Ý, công nhân luôn luôn làm việc trong tình trạng quá tải, “ăn ngủ” tại nhà máy để tăng năng suất công việc. Người lao động ở đây được xác định là cư dân Trung Quốc, có người nhập cư bất hợp pháp lẫn không mảnh giấy tờ tùy thân. Không gian làm việc của xưởng cũng chưa đạt chuẩn điều kiện lao động, thậm chí, các máy móc bị tháo lắp một số thiết bị an toàn chỉ vì muốn nhanh chóng hoàn thành số lượng. Đây được xem là một trong những mưu tính tiết kiệm chi phí của Dior nhằm mục đích thúc đẩy lợi nhuận tối ưu.

Dior bị chỉ trích đã dùng nhiều “trêu trò” để đạt được mục đích kinh doanh, kể cả việc coi sức khỏe của người khác “rẻ mạt”. Kịch bản của Dior được giới truyền thống so sánh với “kỳ lân” của dòng thời trang nhanh — Shein vì xem tốc độ là thứ thiết yếu. 

Shein cũng bị tố bóc lột người lao động với điều kiện làm việc khắc nghiệt. Thậm chí, một giáo sư tên Huang Yan của Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc còn phải phê phán cách làm việc của Shein là “một bước thụt lùi” trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Việc Dior bị so sánh với Shein giống như một nỗi sỉ nhục lớn, vì thứ vốn dĩ là “tôm” nhưng lại được ví hoạt động giống hệt một con “tép”.

Dior và cái giá phải trả cho sự xa xỉ Ảnh 3

Nhìn lại, chiến lược “vô nhân đạo” này đã mang lại hiệu quả cho nhiều nhãn hàng và trong đó có Dior. Bằng chứng là, tờ The Wall Street Journal cho biết tập đoàn LVMH đã tăng doanh số đồ da gấp đôi vào năm 2019, dĩ nhiên trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ các dòng túi da của Dior. 

Còn nhớ, trong năm 2021, Christian Dior và Louis Vuitton là hai thương hiệu giúp LVMH đạt doanh thu khủng trong 9 tháng khoảng 44,3 tỷ euro, bất chấp dịch COVID - 19 đang hoành hành. Điều này cho thấy, Dior có sức nặng đối với kinh tế của “gã khổng lồ hàng xa xỉ” ra sao. 

Tờ The Wall Street Journal viết, nhà phân tích hàng xa xỉ cao cấp Luca Solca của Bernstein đưa ra ví dụ về một nhãn hàng có tầm cỡ như Dior có thể chia khoảng 23% doanh số dành cho nguyên liệu thô và nhân công để tạo nên sản phẩm về tay khách hàng. Định lượng, một chiếc túi Dior sẽ một chiếc Dior tốn khoảng gần 600 euro để sản xuất một chiếc túi được bán ra với giá 2.600 euro. Ngoài chi phí nhân công, các nhãn hàng còn thanh toán phí marketing, vận chuyển, tiền thuê mặt bằng… và điều này khiến Dior thu về 1.300 euro lợi nhuận hoạt động hoặc biên lợi nhuận 50%.

Dior và cái giá phải trả cho sự xa xỉ Ảnh 4
Dior và cái giá phải trả cho sự xa xỉ Ảnh 5

“Sự xa xỉ là thực sự có giá trị. Còn đây chỉ là sự xa xỉ của những kẻ ngốc”, bình luận tranh cãi trên diễn đàn thời trang sau khi bê bối của Dior và Giorgio Armani bị phanh phui. 

Phía đại diện của Tập đoàn LVMH cũng không đưa ra bất kỳ phản hồi nào về việc chiếc túi được họ gọi bằng các cụm từ hoa mỹ “cao cấp”, “xa xỉ” có chi phí sản xuất rẻ bèo như hàng trung lưu.

Dior và cái giá phải trả cho sự xa xỉ Ảnh 6

Nhìn lại, để trở thành nhà mốt lừng danh của nước Pháp, Dior đã tốn hết 78 năm để chứng minh bản thân là ai giữa thị trường thời trang có sức cạnh tranh lớn. Từ sự ra đời dưới bàn tay của Christian Dior và được vực dậy bởi Yves Saint Laurent, trải qua nhiều đời giám đốc sáng tạo đại tài, thương hiệu “chễm chệ” được liệt kê vào danh sách “Biểu tượng của địa vị”. Nhưng giờ đây, nhiều người cho rằng chỉ có kẻ ngốc mới mới chi gần 3.000$ để đổi lấy một chiếc túi có trị giá sản xuất chỉ tầm 57$, dù nó được gắn mác là Dior. Sự chênh lệch này quá khó để chấp nhận. Đúng hơn, khách hàng cần biết, họ đang đeo thứ gì trên người khi đã chi quá nhiều tiền cho nó.

Dior và cái giá phải trả cho sự xa xỉ Ảnh 7

Số khác lại phản biện, khách hàng đến với Dior không chỉ để mua túi, họ mua sự sang trọng, tận hưởng không khí của giới thượng lưu, khẳng định đẳng cấp và tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, việc nhiều nhãn hàng đôn giá sản phẩm lên đến 30 hoặc 50 lần cũng được xem là xứng đáng với những gì mà họ đã xây dựng trong nhiều năm qua. “Mua hay không mua” đều nằm ở quyết định của người tiêu dùng.

Dior và cái giá phải trả cho sự xa xỉ Ảnh 8

“Phốt” về chi phí sản xuất chưa đủ áp lực đối với Dior, vấn đề cốt lỗi mà khách hàng của nhãn hàng muốn chất vấn chính là việc người tạo ra sản phẩm mà họ tiêu thụ đang bị bóc lột sức lao động. Nhà mốt nước Pháp nên có một lời biện minh rõ ràng thay vì “cố đấm ăn xôi”.

Nếu tôi phải trả 2.500$ cho một chiếc túi có giá tối thiểu là 57$, tôi mong muốn những người thợ thủ công được trả công xứng đáng trong một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh”.

"Việc bóc lột sức lao động thật tàn bạo nhưng liệu có ai thực sự nghĩ rằng những chiếc túi đó thực sự 'đáng giá' gần với mức đó không?”, ý kiến của nhiều người trên tờ The Sun

Trong khi trước đây, quy trình thực hiện thủ công túi của Dior được mô tả có tính chuyên nghiệp, tỉ mỉ nhưng thực tế lại khiến người tiêu dùng vỡ mộng với giá nhân công bèo bọt thay vì chuyên viên thiết kế cao cấp thực hiện như LMVH quảng cáo. 

Tranh cãi có lẽ vì khách hàng muốn Dior thành thật. 

Nhiều bài viết kêu gọi tẩy chay đối với Dior, không chỉ ở Ý mà lẫn những quốc gia khác vì thái độ “bủn xỉn”. Theo khách hàng, họ quyết định chi vài nghìn đô để đổi lại một câu chuyện có giá trị, một khâu cung ứng bài bản và người lao động nên được nhận được xứng đáng với những gì đã cống hiến. 

Nhưng, theo The Wall Street Journal nhận định, chiến lược kinh doanh kiểu này nếu không tái diễn ở Dior, Giorgio Armani cũng sẽ xuất hiện ở nơi khác. Đáng buồn rằng, lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng nếu tất cả các nhãn hàng vận hành một cách trong sạch. Điều này dẫn đến hành vi bóc lột người lao động rất khó được khắc phục triệt để dù có bị lên án nặng nề.  

Cuộc điều tra tại Ý ngành công nghiệp thời trang vẫn đang tiếp tục. Đâu sẽ là cái tên tiếp theo trong danh sách nhãn hàng xa xỉ được gọi trong bê bối sản xuất?

Dior và cái giá phải trả cho sự xa xỉ Ảnh 9