Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Mối tình 'điên rồ' yêu vú nuôi của Hoàng đế không biết chữ

Mối tình giữa Minh Hy Tông và vú nuôi được coi là sự "điên loạn" trong lịch sử Trung Quốc.

Minh Hy Tông (1605 - 1627) là Hoàng đế thứ 16 của nhà Minh, có tên thật là Chu Do Hiệu. Ông là con trai trưởng của Minh Quang Tông Hoàng đế - vị Hoàng đế tại vị ngắn nhất trong lịch sử nhà Minh, do ông băng hà chỉ sau 29 ngày tại vị. Sau khi phụ hoàng qua đời, Chu Do Hiệu lên ngôi ở tuổi 15.

Minh Hy Tông được cho là vị vua không có học và ông cũng không hề biết chữ, không thể phê duyệt tấu sớ, cũng không thể coi việc triều chính, khiến cho nhiều nước lân bang khinh thường nhà Minh. Mọi việc triều chính, Minh Hy Tông đều giao lại cho viên hoạn quan là Ngụy Trung Hiền cùng với người vú nuôi là Khách Thị nắm triều chính.

Mối tình 'điên rồ' yêu vú nuôi của Hoàng đế không biết chữ Ảnh 1
Minh Hy Tông (1605 - 1627), vị Hoàng đế thứ 16 của nhà Minh.

Khách Thị tên thật là Khách Ấn Nguyệt, nhũ mẫu của vua Minh Hy Tông. Do của Minh Hy Tông là Hiếu Hòa Hoàng hậu Vương thị không may mất sớm nên từ nhỏ nên Minh Hy Tông  lớn lên trong sự chăm sóc của vú nuôi. Khách thị khoảng 18 tuổi, đã có chồng là một nông dân ở Bảo Định, Hà Bắc và có một đứa con gái. Tuy nhiên, đứa con gái của bà không may qua đời chỉ sau khi sinh khoảng một tháng.

Theo quy định, các nhũ mẫu sẽ phải rời khỏi cung điện trước khi Hoàng tử lên 7 tuổi nhưng điều này không được áp dụng với Khách thị. Từ lâu đã quen với sự chăm sóc của Khách thị và thói quen này đã ăn sâu vào xương tủy, không thể bỏ được, nên càng trưởng thành, Cho Du Hiệu càng quấn quýt hơn với người nhũ mẫu này. Thậm chí, nếu không gặp nhũ mẫu ít nhất một lần một ngày, Cho Du Hiệu sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người.

Mối tình 'điên rồ' yêu vú nuôi của Hoàng đế không biết chữ Ảnh 2
Dù đã trên dưới 40 tuổi, Khách thị vẫn tươi trẻ như gái 28.

Tuổi thơ của Minh Hy Tông gắn liền với nhũ mẫu Khách thị nên việc nảy sinh tình cảm giữa hai người cũng không phải là chuyện gì khó tưởng tượng. Tuy nhiên, tình cảm giữa Khách thị và Minh Hy Tông không chỉ đơn thuần là tình thương như con dành cho mẹ mà là của những cặp tình nhân đối đãi với nhau. Thậm chí, các nhà sử gia còn khẳng định rằng chắc chắn giữa Minh Hy Tông và Khách thị có chuyện ân ái chăn gối.

Khi Minh Hy Tông lên ngôi vua, Khách thị đã trên dưới 40 tuổi nhưng bà vẫn đẹp tựa mỹ nhân 28 tuổi, khiến Minh Hy Tông đang độ tuổi xuân thì mê mẩn. Hơn nữa, dù là gái góa chồng nhưng vốn xinh đẹp lẳng lơ nên chưa bao giờ Khách thị tự coi mình là nhũ mẫu của Minh Hy Tông.

Sau này, Minh Hy Tông đã phong Khách thị làm Phụng Thánh phu nhân, mỗi dịp sinh nhật, Hoàng đế đều đến tận nơi chúc thọ.

Không chỉ vậy, còn có giai thoại nói rằng, Khách thị hạ thuốc với Minh Hy Tông. Loại thuốc này khi ăn xong sẽ khiến nam giới sung mãn và có nhu cầu giường chiếu nhiều hơn. Minh Hy Tông cũng vì lý do này đã qua đời chỉ sau 7 năm tại vị. Sau khi Minh Hy Tông qua đời năm 1627, em út của ông, Hoàng đế Minh Tư Tông, lên nối ngôi.

Xem thêm: Sau khi Hoàng đế thị tẩm, thái giám sẽ xoa bóp bụng của phi tần để làm gì?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Song Long

Được quan tâm

Tin mới nhất
Phản ứng của Ngân 98
Cơ hội cho Hoa hậu Ý Nhi