2 cán bộ quản lý thị trường bị hạ bậc khen thưởng vì vụ Khaisilk
Theo lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội, do để xảy ra vụ việc Khaisilk, 2 cán bộ đã bị xử lý bằng hình thức hạ bậc khen thưởng năm 2017.
Theo lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội, do để xảy ra vụ việc Khaisilk, 2 cán bộ đã bị xử lý bằng hình thức hạ bậc khen thưởng năm 2017.
Sau khi vụ việc được báo chí đăng tải, cả ba cửa hàng Khaisilk tại TP.HCM đều đã đóng cửa, treo biển tạm ngừng kinh doanh để kiểm tra hàng hóa.
Bộ Công Thương đã yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc Khaisilk bán lụa gắn mác Trung Quốc sang cơ quan công an để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Theo báo cáo bước đầu của Quản lý thị trường, do nhu cầu khăn lụa tăng đột biến dịp 20/10, nhân viên cửa hàng Khaisilk đã tự mua hàng Trung Quốc và thay nhãn Made in Vietnam.
Khaisilk đã đóng toàn bộ cửa hàng và nhận thu hồi sản phẩm, trong khi ông chủ thương hiệu cũng rút khỏi một chương trình truyền hình về gọi vốn cho startup.
Blogger Ngọc Long cho rằng, việc Khaisilk thừa nhận bán lụa Trung Quốc suốt 30 năm, lừa dối hàng triệu người từ nhân viên, đối tác cho đến khách hàng là điều không thể tưởng tượng nổi. Đây là hành vi gian thương, gây ra cuộc khủng hoàng lòng tin dây chuyền.
Doanh nhân Khaisilk có khoảng 6 nhà hàng được xây dựng với chi phí từ 8-15 triệu USD ở TP.HCM, Hà Nội và Đà Lạt.
Hàng loạt cửa hàng bán tơ lụa của tập đoàn Khaisilk ở Hà Nội và Sài Gòn đồng loạt đóng cửa sau sự cố bóc dán nhãn mác lừa dối khách hàng. Một số tiệm dán thông báo "chúng tôi đóng cửa để kiểm tra và điều chỉnh hàng hóa".
“Tổn thất không thể đo đếm hay bồi hoàn bằng tiền, vì uy tín và danh dự của tôi khi tôi đem sản phẩm đó đi tặng khách hàng là không thể lấy lại được”- anh Quỳnh trong vụ Khaisilk bán tơ tằm Trung Quốc cho hay.