Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sống khỏe

Tương lai khả quan của vaccine Covid-19 dạng xịt mũi

Một quan chức chính phủ Thái Lan tuần trước cho biết hai loại vaccine Covid-19 dạng xịt mũi đang được phát triển và bắt đầu thử nghiệm trên người vào cuối năm nay sau những kết quả thử nghiệm đầy hứa hẹn ở chuột.

Được phát triển bởi Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học Quốc gia, vaccine dạng xịt mũi này dựa trên adenovirus và cúm, phó phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Ratchada Thanadirek cho biết.

Sau khi tiến hành thử nghiệm trên chuột, giai đoạn đầu tiên của thử nghiệm trên người sẽ bắt đầu vào cuối năm nay, trong khi chờ Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm phê duyệt, theo Reuters.

Ratchada cho biết, các thử nghiệm cũng sẽ kiểm tra khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta, với giai đoạn thứ hai sẽ diễn ra vào tháng 3 năm sau và mục tiêu sản xuất để sử dụng rộng rãi hơn vào giữa năm 2022, nếu kết quả tốt, bà Ratchada nói thêm.

Tương lai khả quan của vaccine Covid-19 dạng xịt mũi Ảnh 1

Các quốc gia trên thế giới đã và đang tiến hành nghiên cứu để phát triển các loại vaccine dạng xịt mũi giúp ngăn ngừa và điều trị Covid-19, đặc biệt khi niêm mạc mũi được xác định là điểm xâm nhập chính của virus.

Đến nay, trong số hơn 100 loại vaccine Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp nhận, có 8 loại vaccine dạng xịt mũi. Chúng được thiết kế để đưa vaccine vào niêm mạc mũi và cổ họng, nơi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể và cung cấp phản ứng miễn dịch.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Alabama, các vaccine được sử dụng bằng cách xịt mũi thậm chí có thể hiệu quả hơn chống lại Covid-19 vì có khả năng sản xuất các globulin miễn dịch, tế bào lympho B và tế bào lympho T trực tiếp ở niêm mạc mũi, nơi tạo thành "điểm xâm nhập" chính của virus".

Còn trong nghiên cứu mới được công bố trong tuần này trên mBio, một tạp chí truy cập mở của Hiệp hội Vi sinh vật học Mỹ, cho thấy số lượng vi khuẩn trong mũi có thể rất quan trọng đối với việc sử dụng vaccine qua đường mũi hiệu quả. "Chúng tôi đã chỉ ra rằng vaccine đường mũi kết hợp vi khuẩn đường uống bảo vệ khỏi virus cúm và nhiễm virus SARS-CoV-2", điều tra viên chính của nghiên cứu - Tiến sĩ Takeshi Ichinohe, phó giáo sư tại Phòng Nhiễm virus, Khoa Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm, thuộc Trung tâm nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, Viện Khoa học Y tế Nhật Bản, cho hay.

Các nhà nghiên cứu mong muốn phát triển vaccine qua đường mũi hiệu quả cho bệnh cúm và Covid-19 trong tương lai gần.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Song Long

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tin tốt từ Triệu Lộ Tư
Minh Cúc 'Ly giang hồ' trong 'Độc đạo' và hành trình kiên cường 14 năm chăm con bại não
Luật kinh tế: Ngành học đắt giá trong nền kinh tế hội nhập