Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sống khỏe

Tất tần tật những điều phụ nữ mang bầu và đang cho con bú cần biết về tiêm vaccine Covid-19

Để nâng cao những kiến thức, có suy nghĩ đúng đắn, an tâm hơn liên quan đến các vấn đề tiêm phòng vaccine Covid-19, những chuyên gia, bác sĩ hàng đầu đã có buổi tư vấn trực tiếp, online cho người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Nhằm nâng cao kiến thức và giúp người dân có suy nghĩ đúng đắn, an tâm hơn liên quan đến các vấn đề tiêm chủng vaccine Covid-19, các bác sĩ gồm: Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn chuyên môn khoa nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM). Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc trung tâm sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TPHCM và Bác sĩ Bạch Thị chính, Giám đốc y khoa, hệ thống tiêm chủng VNVC đã có buổi tư vấn trực tiếp trên truyền hình, giải đáp những thắc mắc của người dân.

Tất tần tật những điều phụ nữ mang bầu và đang cho con bú cần biết về tiêm vaccine Covid-19 Ảnh 1
Phụ nữ mang thai trên 13 tuần tuổi nên đi tiêm vaccine Covid-19.(Ảnh minh hoạ: CDC TP HCM)

- Sau khi tiêm xong vaccine Covid-19 tôi mới phát hiện có thai liệu có vấn đề gì không? Tiêm xong liệu có cho con bú được không?

BS Trương Hữu Khanh: Sau khi tiêm xong phát hiện có thai, thì người dân hoàn toàn không phải lo lắng điều gì cả. Đối với người phụ nữ đang cho con bú, tiêm chủng xong về vẫn có thể về cho con bú bình thường.

- Chủ yếu ở nhà, không đi đâu thì phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng vaccine Covid-19 không?

BS Trương Hữu Khanh: Mọi người đều nên tiêm, không tiêm sẽ mất đi một cơ hội rất lớn để có một mũi phòng bệnh Covid-19. Mình không thể lúc nào cũng ở trong nhà được, trừ khi tất cả vào trong rừng ở thì may ra mới tránh được. Cho dù bà bầu không ra ngoài thì trong gia đình sẽ có rất nhiều người ra ngoài.

Mình có thai cũng phải đi khám thai, nên khi ra đường nguy cơ rất lớn. Khi phụ nữ mang thai không may mắc Covid-19 thì nguồn dinh dưỡng sẽ không đủ cho các em bé, khi sinh ra em bé sẽ có thể bị nhẹ cân, thiếu cân.

Tất tần tật những điều phụ nữ mang bầu và đang cho con bú cần biết về tiêm vaccine Covid-19 Ảnh 2
Đối với người phụ nữ đang cho con bú, tiêm chủng xong về vẫn có thể về cho con bú bình thường. (Ảnh minh hoạ).

- Tôi đang mang thai, gia đình ở chung cư, tôi thấy có thông tin về ô cửa thông gió và hành lang chung cư có nguy cơ lây nhiễm Covid-19, mong bác sĩ tư vấn về các cách phòng tránh?

Bác sĩ Khanh: Ô cửa thông gió ở chung cư không phải là nơi dễ lây nhiễm Covid-19 vì không ai mắc covid-19 mà ra lỗ thông gió khạc nhổ cả, thậm chí nếu làm vậy còn bị gió thổi hắt lại mặt.

Tuy nhiên, nếu lo lắng thì mọi người có thể bật quạt thổi ngược gió ở trong phòng ra ngoài hoặc mua một cái đèn tia cực tím treo ở ô cửa thông gió cho cảm thấy an tâm.

Theo tôi, mối lo lớn nhất ở chung cư là cửa hàng lang chung cư bị đóng kín, không khí không thể lưu thông, bị tồn đọng, dễ lây nhiễm dịch bệnh. Ngoài ra, các hành lang cũng có những tay nắm dễ lây nhiễm, và thang máy chung cư cũng có nguy cơ rất cao.

Mọi người ở chung cư khi ra ngoài hành lang thấy thật sự vắng người thì mới nên đi lại. Khi đi bất cứ đâu cũng cần cầm theo một chai nước rửa tay, mình động vào cái gì thì cần sát khuẩn tay ngay.

Tất tần tật những điều phụ nữ mang bầu và đang cho con bú cần biết về tiêm vaccine Covid-19 Ảnh 3
Cần sát khuẩn tay ngay sau khi sờ, chạm vào các vật dụng, vị trí nơi công cộng. (Ảnh minh hoạ).

Tại các thang máy, cư dân nên yêu cầu Ban quản lý chung cư mở quạt thổi gió từ trên xuống dưới và không mở máy lạnh. Khi thấy đông người thì không nên cố chen vào.

Khi cửa thang máy mở ra thì hãy đợi gió trong đó đẩy ra ngoài rồi mới nên vào. 

Tại sao vaccine Covid-19 tiêm được cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú nhưng lại quy định mang thai từ 13 tuần tuổi trở lên mới tiêm được?

Bác sĩ Bạch Thị Chính: Bộ Y tế cho phép tiêm cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần, và phụ nữ cho con bú đối với vaccine Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép.

Về việc tại sao lại tiêm khi thai kỳ đủ 13 tuần vì để đảm bảo an toàn cho thai nhi do thai nhi trước 13 tuần rất dễ bị tổn thương, đó là thời kỳ nhạy cảm của thai kỳ mà không chỉ riêng vaccine Covid-19 mới khuyến cáo.

- Hiện tại tôi đang ở thai kỳ tuần 24, từ thời điểm tiêm chủng bệnh uốn ván đến thời điểm tiêm chủng Covid-19 cần thời gian cách nhau bao lâu?

Tất tần tật những điều phụ nữ mang bầu và đang cho con bú cần biết về tiêm vaccine Covid-19 Ảnh 4
Đến hiện nay, hoàn toàn chưa có một bằng chứng nào cho thấy tiêm vaccine Covid-19 làm tăng khả năng bị động thai hay doạ xảy thai. (Ảnh minh hoạ).

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Về tiêm vaccine phòng uốn ván, đối với người có thai lần đầu tiên thì cần tiêm 2 mũi, có thai lần thứ 2 thì tuỳ theo đã trích mũi đầu tiên trong bao lâu đến thời điểm hiện tại. Tiêm uốn ván muộn nhất là 1 tháng trước ngày dự sinh. Trường hợp đang mang thai từ 22 đến 24 tuần, thì trước mắt nên ưu tiên tiêm phòng vaccine Covid-19 trước, sau đó thì tiêm uốn ván sau.

- Nguy cơ mắc Covid-19 ở người phụ nữ có thai và không có thai như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Người phụ nữ có thai hay người phụ nữ không có thai đều nguy cơ mắc Covid-19 cao như nhau. Trường hợp người phụ nữ có thai mà nhiễm Covid-19 chỉ cần rơi vào biểu hiện nhẹ không đến mức khó thở, quá mệt mỏi, sốt cao thì đã cảm thấy rất khó chịu.

Trường hợp người phụ nữ có thai rơi vào trong tình huống nặng, thì các triệu chứng sẽ diễn biến nặng hơn rất nhiều người phụ nữ không có thai. Người phụ nữ có thai mắc bệnh Covid-19 sẽ gánh nặng gấp trăm lần so với người phụ nữ không có thai.

Khi đó, em bé sẽ có nguy cơ sinh non, em bé sinh ra cũng có nguy cơ qua lây nhiễm. Ngoài ra, người mẹ phải thở máy liên tục, sử dụng kháng sinh liều cao, tính mạng sẽ rất nguy hiểm và các ca điều trị như thế này kinh phí rất cao. Chính vì vậy, người phụ nữ dù có thai hay không cũng nên đi tiêm chủng theo quy định.

Tất tần tật những điều phụ nữ mang bầu và đang cho con bú cần biết về tiêm vaccine Covid-19 Ảnh 5
Người phụ nữ có thai hay người phụ nữ không có thai đều nguy cơ mắc Covid-19 cao như nhau. (Ảnh minh hoạ).

- Tôi đang mang thai được 10 tuần, thời điểm 8 tuần thì bác sĩ bảo thai bị bóc tách 25%, nếu khi đã đủ 13 tuần mà bác sĩ bảo thai đã ổn định thì liệu có tiêm được hay không?

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Hiện đang được điều trị doạ xảy thai, nếu điều trị mà qua tuần 13 được thì tôi cũng khuyến khích tiêm vaccine Covid-19 được. Bởi vì, doạ xảy thai là yếu tố đã có từ trước, khi chúng ta đã điều trị được ổn định rồi thì hoàn toàn có thể tiêm chủng. Đến hiện nay, hoàn toàn chưa có một bằng chứng nào cho thấy tiêm vaccine Covid-19 làm tăng khả năng bị động thai hay doạ xảy thai.

- Đang mang thai đôi, khi tiêm có gì khác mang thai đơn không?

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Đối với tiêm phòng Covid-19, thai đơn hay song thai thì không có gì khác biệt. Tất cả các dữ liệu và các hiệp hội lớn hiện nay về sản khoa không cho thấy có sự khác biệt hay xáo trộn nào về thai đơn hay đa thai khi chúng ta tiêm phòng vaccine Covid-19.

Tất tần tật những điều phụ nữ mang bầu và đang cho con bú cần biết về tiêm vaccine Covid-19 Ảnh 6
Việc tiêm chủng vaccine Covid-19 mang lại rất nhiều lợi ích dù ở giai đoạn nào của thai kỳ thậm chí là ngay sau khi sinh hay cận ngày sinh. (Ảnh minh hoạ).

- Đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, khi đi tiêm vaccine về thì có sử dụng được tiếp không?

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Trong thuốc tránh thai kết hợp hiện nay có một hàm lượng chất có nhược điểm làm huyết khối. Tuy nhiên, hiện nay họ đã làm giảm hàm lượng này đến mức thấp nhất mà vẫn có hiệu quả thuốc.

Tỉ lệ này rất thấp và thậm chí là thấp hơn cả ở phụ nữ đang mang thai, vì phụ nữ đang mang thai có thể xảy ra tình trạng tăng đông. Nhiều người lo lắng về việc sử dụng thuốc tránh thai và tiêm vaccine Covid-19 sợ sẽ xảy ra tình trạng đông máu, huyết khối. Tuy nhiên, tôi khuyên mọi người không nên bỏ thuốc tránh thai khi chúng ta tiêm vaccine Covid-19. Dù nguy cơ đó là có nhưng nguy cơ rất thấp, nguy cơ của tiêm vaccine cũng có ghi nhận các trường hợp này nhưng rất hiếm.

- Tôi mang thai 37 tuần 4 ngày, 3 ngày nữa có lịch đi làm xét nghiệm trước khi sinh để chuẩn bị sinh thì có nên đi tiêm không vì khá gần ngày dự sinh rồi?

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Việc tiêm chủng vaccine Covid-19 mang lại rất nhiều lợi ích dù ở giai đoạn nào của thai kỳ thậm chí là ngay sau khi sinh hay cận ngày sinh.

Ví dụ như ngày mai chúng ta sinh hoặc mổ lấy thai thì hôm nay chúng ta vẫn có thể đi tiêm chủng. Người dân yên tâm đi tiêm chủng hôm nay và ngày mai vẫn có thể đi làm xét nghiệm tiền phẫu để mình sinh con hoặc chuẩn bị mổ được.

Cảm ơn các bác sĩ, chuyên gia đã tư vấn!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Long Quyền

Được quan tâm

Tin mới nhất
Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc – Được Ưu Tiên Lựa Chọn Tại Cẩm Mỹ Đồng Nai